Nước Pháp là nơi hội tụ những nhà khoa học vĩ đại của thế giới. Cùng JPF kể tên những nhà khoa học Pháp lỗi lạc nhất lịch sử!
Nước Pháp gần như là một đất nước hoàn hảo, bởi vì trong hầu hết mọi những lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống, nước Pháp đều đặt tên mình vào và để lại một dấu ấn to lớn ở đó. Từ kinh tế, chính trị đến nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, văn học, điện ảnh, và đặc biệt hơn là ở những ngành khoa học.
Chỉ riêng tại đây, nước Pháp đã sản sinh ra không biết bao nhiêu cá nhân vô cùng xuất chúng đóng góp những phát kiến vĩ đại ảnh hưởng đến cả lịch sử phát triển của thế giới.
Hãy cùng JPF điểm qua một trong rất nhiều những nhà khoa học Pháp lỗi lạc nhất lịch sử nhé. Danh sách sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên và chắc chắn vẫn còn rất nhiều cá nhân xuất sắc khác. Nếu các bạn biết thêm những nhà khoa học nào hãy bổ sung thêm cho bài viết ở dưới phần bình luận cuối bài nhé.
Louis Pasteur sinh ra vào ngày 27/12/1822 tại Dole, miền Tây nước Pháp, và bắt đầu đi học tại Arbois. Thời còn đi học, ông không thật sự là một học sinh giỏi lắm. Nhưng bù lại ông tỏ ra khá có hứng thú trong môn hội họa.
Tháng 10/1838, ông chuyển đến Paris sinh sống để hiện thực hóa mong muốn này. Tuy nhiên vì không thể hài lòng với cuộc sống ở đây, ông từ bỏ Trường Sư Phạm Paris và quay về để học tại Trung Học Hoàng Gia Besançon.
Tại đây, ông có tấm bằng Tú tài Văn chương và Toán học. Nhờ những kết quả học tập rất tốt đó, ông lại một lần nữa được nhận vào Trường Sư Phạm Paris và xếp hạng tư trong kỳ thi đầu vào.
Tại Trường Sư Phạm Paris, ông theo học các ngành về hóa học, vật lý học và tinh thể học. Với sự thông minh và kiến thức sẵn có cộng thêm những kinh nghiệm đã góp nhặt được nhờ tham gia nghiên cứu trong phòng làm việc của nhà hóa học nổi tiếng Jean-Baptiste Dumas, ông đã tự trang bị cho mình những vốn liếng vô cùng quý báu cho những nghiên cứu độc lập sau này.
Ông gặp gỡ và thân thiết với Marie Laurent, cháu gái của hiệu trưởng trường Đại Học Strasbourg danh tiếng trong khoảng thời gian về làm giáo sư hóa học tại đây. Họ kết hôn vào ngày 29/5/1849, có với nhau 5 người con, nhưng chỉ 2 trong số họ là còn sống, những người còn lại đều qua đời vì bệnh thương hàn.
Đó cũng là động lực để nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur nghiên cứu sâu hơn và phát minh ra phương pháp điều trị các bệnh truyền nhiễm sau này.
Năm 1847, ông bảo vệ 2 luận án khoa học về tinh thể học, và đã có những phát minh đầu tiên liên quan đến sự phân cực ánh sáng. Pasteur phát hiện ra rằng cấu trúc phân tử của tinh thể có liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng.
Nhà khoa học Pháp Louis Pasteur được xem là cha đẻ của ngành vi sinh học. Ông chưa từng chính thức sở hữu tấm bằng y khoa nhưng những công lao của ông cho y học cũng như thế giới là vô cùng vĩ đại và được mệnh danh là Ân Nhân của Nhân Loại (Savant dans le Monde).
Ông là thành viên của rất nhiều Viện Hàn Lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Trên thế giới có rất nhiều công trình, con đường, khu phố được mang tên ông, kể cả Việt Nam.
Ông mất ngày 28/9/1895, thi hài của ông vẫn còn được bảo quản đến ngày nay tại Viện Pasteur ở Paris.
Blaise Pascal sinh ngày 19/6/1623. Mẹ ông qua đời khi ông chỉ mới lên 3 tuổi. Cả thời thơ ấu của ông được nuôi dưỡng và giáo dục bởi cha của ông, Étienne Pascal, một thẩm phán trong thành phố có niềm đam mê với khoa học tính toán. Từ nhỏ, Pascal đã thể hiện khả năng xuất chúng ở khoa học nói chung và môn toán nói riêng.
Năm 16 tuổi, Pascal viết một bài tiểu luận mang tên Mystic Hexagram, Essaie pour les coniques hay sau này người ta gọi nó là “Định lý Pascal”. Ông gửi cho nhà toán học, triết học nổi tiếng thời bây giờ đó là Marin Mersenne. Những nghiên cứu của Pascal xuất sắc đến nỗi nhà triết gia, toán học người Pháp René Descartes thậm chí còn cho rằng tất cả những thứ đó là do cha của ông viết.
Khi Mersenne quả quyết rằng tất cả những bài luận này đều một tay Pascal viết nên, Descartes không tin, ông nói “Tôi không thấy lạ khi tác giả trình bày về conic chính xác hơn những người đi trước, nhưng khó có thể một cậu bé 16 tuổi đề xuất được những vấn đề khác liên quan đến chủ đề này."
Năm 1642, Pascal khi ấy mới 19 tuổi, đã tự chế tạo ra một chiếc máy tính cơ học để giúp đỡ cha ông trong việc tính toán các phép tính cộng trừ nhanh chóng hơn. Chiếc máy tính nguyên thủy này vẫn còn được trưng bày tại Musée des Arts et Métiers ở Paris.
Mặc dù những chiếc máy tính này là tiền thân của “khoa học máy tính hiện đại” nhưng chúng không nhận lại được nhiều giá trị thương mại lúc bấy giờ. Do cấu tạo quá phức tạp và quy trình chế tạo khó khăn dẫn đến giá thành cao, những chiếc máy tính “Pascal” này chỉ là biểu tượng cho địa vị xã hội đương thời, chỉ những giới quý tộc Pháp và Châu Âu mới có khả năng sử dụng chúng.
Nhà khoa học Pháp Pascal tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thiết kế, trong một thập kỷ tiếp theo, ông đã cho ra đời cả thảy 20 mẫu máy tính mới.
Blaise Pascal qua đời vào ngày 19/8/1662 khi chỉ mới 39 tuổi, các chẩn đoán và khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị bệnh lao và có những vấn đề liên quan đến ung thư dạ dày. Tuy sự có mặt của ông trên đời là không dài, nhưng những di sản ông để lại cho thế giới là vô cùng vĩ đại.
Trong đó phát triển lý thuyết toán xác suất là một trong những công trình có tầm ảnh hưởng nhất của nhà khoa học người Pháp, đặt nền móng rất nhiều cho khoa học thống kê ngày nay.
Ở lĩnh vực văn học, ông được xem là một trong những tác giả quan trọng nhất thời kỳ bấy giờ. Cho đến ngày này vẫn có người tìm đọc những tác phẩm của ông. Cách hành văn trào phúng, hài hước của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối viết văn chính luận thời kỳ này.
Tại Việt Nam, tên của ông được đặt cho một ngôi trường tiểu học và trung học tại Hà Nội.
Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska, sinh ngày 7/11/1867, là một nhà vật lý học, hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được xem là một biểu tượng về trí tuệ và tinh hoa của nữ giới, là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận được giải thưởng Nobel và là nhà khoa học nữ duy nhất trên thế giới nhận được 2 giải Nobel cho 2 lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.
Bà sinh ra tại Warsaw, Ba Lan trong thời kỳ Nga đang chiếm đóng Ba Lan. Là con út trong một gia đình 5 người con, bố mẹ của bà là những giáo viên rất nổi tiếng. Bà biết đọc năm 4 tuổi, có kết quả học tập vô cùng xuất sắc và luôn đứng đầu lớp trong rất nhiều môn học.
Vào thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc và viết tiếng Ba Lan, tuy nhiên cả gia đình bà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Ba Lan và cùng nhau hát những bài dân ca Ba Lan để giữ gìn bản sắc dân tộc. Mẹ của bà qua đời vì thương hàn khi bà lên 11 tuổi.
Tại quê nhà Ba Lan nơi bà sinh sống, không phải nữ giới nào cũng được đi học, do đó, bà đã cố gắng làm thêm để dành dụm tiền đến Pháp, nơi nữ giới được chấp thuận đi học và là thiên đường cho những người yêu khoa học.
Ở Paris, bà gặp Pierre Curie, cũng là một nhà khoa học thiên tài có cùng đam mê giống bà. Sau một khoảng thời gian cùng làm việc, ông cầu hôn bà và được bà nhận lời, từ đó bà chính thức đổi tên mình thành Marie Curie.
Năm 1911, bà nhận giải Nobel hóa học vì đã khám phá ra 2 nguyên tố hóa học mới là radium và polonium nhờ vào những nghiên cứu của mình về phóng xạ từ những mẫu uranium. Năm 1921, bà qua đời tại viện điều dưỡng Sancellemoz Passy ở Haute-Savoie vì thiếu máu không tái tạo được do nhiễm phóng xạ đến từ những thí nghiệm của mình.
Năm 1995, hài cốt của bà được đưa vào điện Panthéon, trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được an nghỉ tại đây vì những cống hiến của mình cho khoa học.
Một bác sĩ, một nhà khoa học, một người thầy, một nhà thám hiểm đã góp công khai phá vùng đất Cao Nguyên Lâm Viên mà một phần của nó được biết đến ngày nay với cái tên Thành phố Đà Lạt, là người hiệu trưởng đầu tiên lập nên Trường Y Khoa Hà Nội, được người dân gọi bằng cái tên thân thuộc “Thầy Năm”, ông tên là Alexandre Émile Jean Yersin.
Sinh ngày 22/9/1863 tại Aubonne, Vaud, Thụy Sĩ, ông là một bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ. Cha ông là giáo viên môn khoa học tự nhiên và rất có đam mê với các loại côn trùng. Nhưng tiếc thay cha ông qua đời trước cả khi ông kịp chào đời do xuất huyết não. Mẹ ông một mình nuôi 3 người con gồm Émile, Franck và Alexandre.
Năm 1883, sau khi tốt nghiệp trung học, ông đến Lausanne để học Y khoa, rồi sang Marburg, Đức để tiếp tục con đường học vấn của mình. Năm 1885, ông đến Pháp và nghiên cứu y học tại Hôtel–Dieu–de–Paris. Năm 1886, ông tham gia vào viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư Phạm Paris (École Normale Supérieure) và bắt đầu việc nghiên cứu phát triển vaccine ngừa bệnh dại.
Tuy đã ở đỉnh cao của sự nghiệp và được vây quanh với những tinh hoa của nền khoa học thế giới, nhưng Alexandre Yersin lại chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với niềm đam mê khám phá những thứ mới mẻ của mình. Ông quyết định rời nước Pháp để đến Đông Dương vào năm 1890.
Ông nhận nhiệm vụ làm bác sĩ trên tàu Volga, một con tàu chạy bằng buồm và hơi nước trên lộ trình Sài Gòn - Manila, chuyển chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa. Trong khoảng thời gian qua lại giữa Sài Gòn và Manila, Yersin có cơ hội được tham gia vào những chuyến thám hiểm Philippines và vùng đất Nam Kỳ.
Năm 1891, Yersin đến Nha Trang. Yêu mến vùng đất này, ông quyết định dừng chân tại đây, khám bệnh miễn phí cho người nghèo và chăm lo đời sống cho họ. Từ năm 1894 đến năm 1897, ông đã đóng góp không nhỏ trong việc phát hiện và điều chế huyết thanh chống lại bệnh dịch hạch.
Đến nay, ở Hà Nội, Phan Rang, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh… vẫn còn rất nhiều địa danh và con đường được đặt theo tên ông. Ông mất vào ngày 1/3/1943 tại nhà riêng ở Nha Trang, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra ở Châu Âu.
Xem thêm: Những họa sĩ Pháp nổi tiếng có thể bạn chưa biết (Phần 1)
Được xem là cha đẻ của triết học hiện đại, và là người có công lớn trong việc nâng cao sự quan tâm của công chúng đến với tri thức luận. Là một trong những triết gia, nhà toán học, nhà khoa học lỗi lạc nhất nước Pháp thế kỷ 17. René Descartes sinh ngày 31/3/1596 tại La Haye, nơi mà ngày nay đã được đổi lại theo tên của ông.
Ông theo học luật tại trường Đại Học Poitiers, tốt nghiệp vào năm 1616. Tuy vậy, ông lại không đi theo ngành luật mà lại phụng sự cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan với ý định sẽ theo đuổi một cuộc đời trong quân đội.
Trong những năm tiếp theo, Descartes phục vụ ở nhiều quân đội khác nhau, nhưng dần dần ông lại dành sự quan tâm đặc biệt đến toán học và triết học. Đến năm 1624, ông quay trở về Pháp, ở đây ông chuyên tâm nghiên cứu triết học và các thí nghiệm về quang học.
Triết học Descartes, một trong những công trình lớn nhất của ông, tuy không còn nhiều giá trị đối với khoa học hiện đại vì đã có những giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. song nó cũng là tiền đề quan trọng vì ở đó ông đã viết nên những khái niệm cơ học để giải thích cho các hiện tượng thay vì những quan niệm mang tính tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước.
Trong bộ môn sinh học, Descartes tin rằng máu chính là một dòng chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của sinh vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.
Về quang học, ông đã khám phá ra những nguyên lý cơ bản của sự phản xạ ánh sáng. Những ghi chép của ông về ánh sáng là một dạng vật chất có áp lực lên bề mặt chất rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng sau này.
Về toán học, đóng góp to lớn nhất của ông là việc hệ thống hóa hình học giải tích, và hệ các trục tọa độ vuông góc cũng được mang tên ông. Descartes cũng là người đầu tiên sử dụng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái latin để chỉ các ẩn số (x, y, z) và dùng các chữ cái đầu tiên để chỉ các giá trị đã biết (a, b, c).
Năm 1628, ông bán hết tài sản của mình ở Pháp để đến Hà Lan. Ông qua đời vào ngày 11/2/1650 tại Stockholm, Thụy Điển do bệnh lao phổi.
Ở trên JPF đã chia sẻ đến các bạn yêu mến nước Pháp 5 nhà khoa học nổi tiếng người Pháp đã có những đóng góp to lớn cho thế giới. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu văn hóa Pháp, đam mê học tiếng Pháp, hãy liên hệ với JPF để có những buổi trao đổi về đất nước và con người ở Pháp, cũng như thực hành tiếng Pháp ở mọi trình độ từ cơ bản đến nâng cao nhé!
Nước Pháp là nơi hội tụ những nhà khoa học vĩ đại của thế giới. Cùng JPF kể tên những nhà khoa học Pháp lỗi lạc nhất lịch sử!
Nước Pháp gần như là một đất nước hoàn hảo, bởi vì trong hầu hết mọi những lĩnh vực và khía cạnh của cuộc sống, nước Pháp đều đặt tên mình vào và để lại một dấu ấn to lớn ở đó. Từ kinh tế, chính trị đến nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, văn học, điện ảnh, và đặc biệt hơn là ở những ngành khoa học.
Chỉ riêng tại đây, nước Pháp đã sản sinh ra không biết bao nhiêu cá nhân vô cùng xuất chúng đóng góp những phát kiến vĩ đại ảnh hưởng đến cả lịch sử phát triển của thế giới.
Hãy cùng JPF điểm qua một trong rất nhiều những nhà khoa học Pháp lỗi lạc nhất lịch sử nhé. Danh sách sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên và chắc chắn vẫn còn rất nhiều cá nhân xuất sắc khác. Nếu các bạn biết thêm những nhà khoa học nào hãy bổ sung thêm cho bài viết ở dưới phần bình luận cuối bài nhé.
Louis Pasteur sinh ra vào ngày 27/12/1822 tại Dole, miền Tây nước Pháp, và bắt đầu đi học tại Arbois. Thời còn đi học, ông không thật sự là một học sinh giỏi lắm. Nhưng bù lại ông tỏ ra khá có hứng thú trong môn hội họa.
Tháng 10/1838, ông chuyển đến Paris sinh sống để hiện thực hóa mong muốn này. Tuy nhiên vì không thể hài lòng với cuộc sống ở đây, ông từ bỏ Trường Sư Phạm Paris và quay về để học tại Trung Học Hoàng Gia Besançon.
Tại đây, ông có tấm bằng Tú tài Văn chương và Toán học. Nhờ những kết quả học tập rất tốt đó, ông lại một lần nữa được nhận vào Trường Sư Phạm Paris và xếp hạng tư trong kỳ thi đầu vào.
Tại Trường Sư Phạm Paris, ông theo học các ngành về hóa học, vật lý học và tinh thể học. Với sự thông minh và kiến thức sẵn có cộng thêm những kinh nghiệm đã góp nhặt được nhờ tham gia nghiên cứu trong phòng làm việc của nhà hóa học nổi tiếng Jean-Baptiste Dumas, ông đã tự trang bị cho mình những vốn liếng vô cùng quý báu cho những nghiên cứu độc lập sau này.
Ông gặp gỡ và thân thiết với Marie Laurent, cháu gái của hiệu trưởng trường Đại Học Strasbourg danh tiếng trong khoảng thời gian về làm giáo sư hóa học tại đây. Họ kết hôn vào ngày 29/5/1849, có với nhau 5 người con, nhưng chỉ 2 trong số họ là còn sống, những người còn lại đều qua đời vì bệnh thương hàn.
Đó cũng là động lực để nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur nghiên cứu sâu hơn và phát minh ra phương pháp điều trị các bệnh truyền nhiễm sau này.
Năm 1847, ông bảo vệ 2 luận án khoa học về tinh thể học, và đã có những phát minh đầu tiên liên quan đến sự phân cực ánh sáng. Pasteur phát hiện ra rằng cấu trúc phân tử của tinh thể có liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng.
Nhà khoa học Pháp Louis Pasteur được xem là cha đẻ của ngành vi sinh học. Ông chưa từng chính thức sở hữu tấm bằng y khoa nhưng những công lao của ông cho y học cũng như thế giới là vô cùng vĩ đại và được mệnh danh là Ân Nhân của Nhân Loại (Savant dans le Monde).
Ông là thành viên của rất nhiều Viện Hàn Lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Trên thế giới có rất nhiều công trình, con đường, khu phố được mang tên ông, kể cả Việt Nam.
Ông mất ngày 28/9/1895, thi hài của ông vẫn còn được bảo quản đến ngày nay tại Viện Pasteur ở Paris.
Blaise Pascal sinh ngày 19/6/1623. Mẹ ông qua đời khi ông chỉ mới lên 3 tuổi. Cả thời thơ ấu của ông được nuôi dưỡng và giáo dục bởi cha của ông, Étienne Pascal, một thẩm phán trong thành phố có niềm đam mê với khoa học tính toán. Từ nhỏ, Pascal đã thể hiện khả năng xuất chúng ở khoa học nói chung và môn toán nói riêng.
Năm 16 tuổi, Pascal viết một bài tiểu luận mang tên Mystic Hexagram, Essaie pour les coniques hay sau này người ta gọi nó là “Định lý Pascal”. Ông gửi cho nhà toán học, triết học nổi tiếng thời bây giờ đó là Marin Mersenne. Những nghiên cứu của Pascal xuất sắc đến nỗi nhà triết gia, toán học người Pháp René Descartes thậm chí còn cho rằng tất cả những thứ đó là do cha của ông viết.
Khi Mersenne quả quyết rằng tất cả những bài luận này đều một tay Pascal viết nên, Descartes không tin, ông nói “Tôi không thấy lạ khi tác giả trình bày về conic chính xác hơn những người đi trước, nhưng khó có thể một cậu bé 16 tuổi đề xuất được những vấn đề khác liên quan đến chủ đề này."
Năm 1642, Pascal khi ấy mới 19 tuổi, đã tự chế tạo ra một chiếc máy tính cơ học để giúp đỡ cha ông trong việc tính toán các phép tính cộng trừ nhanh chóng hơn. Chiếc máy tính nguyên thủy này vẫn còn được trưng bày tại Musée des Arts et Métiers ở Paris.
Mặc dù những chiếc máy tính này là tiền thân của “khoa học máy tính hiện đại” nhưng chúng không nhận lại được nhiều giá trị thương mại lúc bấy giờ. Do cấu tạo quá phức tạp và quy trình chế tạo khó khăn dẫn đến giá thành cao, những chiếc máy tính “Pascal” này chỉ là biểu tượng cho địa vị xã hội đương thời, chỉ những giới quý tộc Pháp và Châu Âu mới có khả năng sử dụng chúng.
Nhà khoa học Pháp Pascal tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thiết kế, trong một thập kỷ tiếp theo, ông đã cho ra đời cả thảy 20 mẫu máy tính mới.
Blaise Pascal qua đời vào ngày 19/8/1662 khi chỉ mới 39 tuổi, các chẩn đoán và khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị bệnh lao và có những vấn đề liên quan đến ung thư dạ dày. Tuy sự có mặt của ông trên đời là không dài, nhưng những di sản ông để lại cho thế giới là vô cùng vĩ đại.
Trong đó phát triển lý thuyết toán xác suất là một trong những công trình có tầm ảnh hưởng nhất của nhà khoa học người Pháp, đặt nền móng rất nhiều cho khoa học thống kê ngày nay.
Ở lĩnh vực văn học, ông được xem là một trong những tác giả quan trọng nhất thời kỳ bấy giờ. Cho đến ngày này vẫn có người tìm đọc những tác phẩm của ông. Cách hành văn trào phúng, hài hước của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối viết văn chính luận thời kỳ này.
Tại Việt Nam, tên của ông được đặt cho một ngôi trường tiểu học và trung học tại Hà Nội.
Tên khai sinh của bà là Maria Salomea Skłodowska, sinh ngày 7/11/1867, là một nhà vật lý học, hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được xem là một biểu tượng về trí tuệ và tinh hoa của nữ giới, là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận được giải thưởng Nobel và là nhà khoa học nữ duy nhất trên thế giới nhận được 2 giải Nobel cho 2 lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.
Bà sinh ra tại Warsaw, Ba Lan trong thời kỳ Nga đang chiếm đóng Ba Lan. Là con út trong một gia đình 5 người con, bố mẹ của bà là những giáo viên rất nổi tiếng. Bà biết đọc năm 4 tuổi, có kết quả học tập vô cùng xuất sắc và luôn đứng đầu lớp trong rất nhiều môn học.
Vào thời đó, người Ba Lan bị cấm đọc và viết tiếng Ba Lan, tuy nhiên cả gia đình bà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Ba Lan và cùng nhau hát những bài dân ca Ba Lan để giữ gìn bản sắc dân tộc. Mẹ của bà qua đời vì thương hàn khi bà lên 11 tuổi.
Tại quê nhà Ba Lan nơi bà sinh sống, không phải nữ giới nào cũng được đi học, do đó, bà đã cố gắng làm thêm để dành dụm tiền đến Pháp, nơi nữ giới được chấp thuận đi học và là thiên đường cho những người yêu khoa học.
Ở Paris, bà gặp Pierre Curie, cũng là một nhà khoa học thiên tài có cùng đam mê giống bà. Sau một khoảng thời gian cùng làm việc, ông cầu hôn bà và được bà nhận lời, từ đó bà chính thức đổi tên mình thành Marie Curie.
Năm 1911, bà nhận giải Nobel hóa học vì đã khám phá ra 2 nguyên tố hóa học mới là radium và polonium nhờ vào những nghiên cứu của mình về phóng xạ từ những mẫu uranium. Năm 1921, bà qua đời tại viện điều dưỡng Sancellemoz Passy ở Haute-Savoie vì thiếu máu không tái tạo được do nhiễm phóng xạ đến từ những thí nghiệm của mình.
Năm 1995, hài cốt của bà được đưa vào điện Panthéon, trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được an nghỉ tại đây vì những cống hiến của mình cho khoa học.
Một bác sĩ, một nhà khoa học, một người thầy, một nhà thám hiểm đã góp công khai phá vùng đất Cao Nguyên Lâm Viên mà một phần của nó được biết đến ngày nay với cái tên Thành phố Đà Lạt, là người hiệu trưởng đầu tiên lập nên Trường Y Khoa Hà Nội, được người dân gọi bằng cái tên thân thuộc “Thầy Năm”, ông tên là Alexandre Émile Jean Yersin.
Sinh ngày 22/9/1863 tại Aubonne, Vaud, Thụy Sĩ, ông là một bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ. Cha ông là giáo viên môn khoa học tự nhiên và rất có đam mê với các loại côn trùng. Nhưng tiếc thay cha ông qua đời trước cả khi ông kịp chào đời do xuất huyết não. Mẹ ông một mình nuôi 3 người con gồm Émile, Franck và Alexandre.
Năm 1883, sau khi tốt nghiệp trung học, ông đến Lausanne để học Y khoa, rồi sang Marburg, Đức để tiếp tục con đường học vấn của mình. Năm 1885, ông đến Pháp và nghiên cứu y học tại Hôtel–Dieu–de–Paris. Năm 1886, ông tham gia vào viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư Phạm Paris (École Normale Supérieure) và bắt đầu việc nghiên cứu phát triển vaccine ngừa bệnh dại.
Tuy đã ở đỉnh cao của sự nghiệp và được vây quanh với những tinh hoa của nền khoa học thế giới, nhưng Alexandre Yersin lại chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với niềm đam mê khám phá những thứ mới mẻ của mình. Ông quyết định rời nước Pháp để đến Đông Dương vào năm 1890.
Ông nhận nhiệm vụ làm bác sĩ trên tàu Volga, một con tàu chạy bằng buồm và hơi nước trên lộ trình Sài Gòn - Manila, chuyển chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa. Trong khoảng thời gian qua lại giữa Sài Gòn và Manila, Yersin có cơ hội được tham gia vào những chuyến thám hiểm Philippines và vùng đất Nam Kỳ.
Năm 1891, Yersin đến Nha Trang. Yêu mến vùng đất này, ông quyết định dừng chân tại đây, khám bệnh miễn phí cho người nghèo và chăm lo đời sống cho họ. Từ năm 1894 đến năm 1897, ông đã đóng góp không nhỏ trong việc phát hiện và điều chế huyết thanh chống lại bệnh dịch hạch.
Đến nay, ở Hà Nội, Phan Rang, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh… vẫn còn rất nhiều địa danh và con đường được đặt theo tên ông. Ông mất vào ngày 1/3/1943 tại nhà riêng ở Nha Trang, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đang diễn ra ở Châu Âu.
Xem thêm: Những họa sĩ Pháp nổi tiếng có thể bạn chưa biết (Phần 1)
Được xem là cha đẻ của triết học hiện đại, và là người có công lớn trong việc nâng cao sự quan tâm của công chúng đến với tri thức luận. Là một trong những triết gia, nhà toán học, nhà khoa học lỗi lạc nhất nước Pháp thế kỷ 17. René Descartes sinh ngày 31/3/1596 tại La Haye, nơi mà ngày nay đã được đổi lại theo tên của ông.
Ông theo học luật tại trường Đại Học Poitiers, tốt nghiệp vào năm 1616. Tuy vậy, ông lại không đi theo ngành luật mà lại phụng sự cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan với ý định sẽ theo đuổi một cuộc đời trong quân đội.
Trong những năm tiếp theo, Descartes phục vụ ở nhiều quân đội khác nhau, nhưng dần dần ông lại dành sự quan tâm đặc biệt đến toán học và triết học. Đến năm 1624, ông quay trở về Pháp, ở đây ông chuyên tâm nghiên cứu triết học và các thí nghiệm về quang học.
Triết học Descartes, một trong những công trình lớn nhất của ông, tuy không còn nhiều giá trị đối với khoa học hiện đại vì đã có những giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. song nó cũng là tiền đề quan trọng vì ở đó ông đã viết nên những khái niệm cơ học để giải thích cho các hiện tượng thay vì những quan niệm mang tính tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước.
Trong bộ môn sinh học, Descartes tin rằng máu chính là một dòng chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của sinh vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.
Về quang học, ông đã khám phá ra những nguyên lý cơ bản của sự phản xạ ánh sáng. Những ghi chép của ông về ánh sáng là một dạng vật chất có áp lực lên bề mặt chất rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng sau này.
Về toán học, đóng góp to lớn nhất của ông là việc hệ thống hóa hình học giải tích, và hệ các trục tọa độ vuông góc cũng được mang tên ông. Descartes cũng là người đầu tiên sử dụng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái latin để chỉ các ẩn số (x, y, z) và dùng các chữ cái đầu tiên để chỉ các giá trị đã biết (a, b, c).
Năm 1628, ông bán hết tài sản của mình ở Pháp để đến Hà Lan. Ông qua đời vào ngày 11/2/1650 tại Stockholm, Thụy Điển do bệnh lao phổi.
Ở trên JPF đã chia sẻ đến các bạn yêu mến nước Pháp 5 nhà khoa học nổi tiếng người Pháp đã có những đóng góp to lớn cho thế giới. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu văn hóa Pháp, đam mê học tiếng Pháp, hãy liên hệ với JPF để có những buổi trao đổi về đất nước và con người ở Pháp, cũng như thực hành tiếng Pháp ở mọi trình độ từ cơ bản đến nâng cao nhé!
Bí quyết đạt điểm cao kỹ năng nói khi thi chứng chỉ DELF tất cả các trình độ là gì? Cùng JPF khám phá ngay tại bài viết này!
Đọc tiếpBạn đang tìm hiểu về du lịch Pháp. Thời điểm nào đi Pháp sẽ đẹp nhất Cùng JPF tìm hiểu du lịch Pháp mùa thu và mùa đông có gì thú vị nhé!
Đọc tiếpMở đơn nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng du học Pháp France Excellence năm học 2025 - 2026 từ ngày 8/11/2024 - 10/01/2025
Đọc tiếpChơi games cũng là một cách giúp nâng cao trình độ tiếng Pháp nhanh chóng. Dưới đây là 5 trò chơi tiếng Pháp thú vị cho bạn vừa chơi vừa học.
Đọc tiếpPháp dần trở thành lựa chọn hấp dẫn để du học MBA giá rẻ và hiệu quả nhờ chi phí tiết kiệm, tính thực tiễn và thời gian học đa dạng.
Đọc tiếpDu học Pháp ngành điện ảnh luôn được nhiều du học sinh lựa chọn. Cùng JPF tìm hiểu 8 trường đại học đào tạo điện ảnh tại Pháp.
Đọc tiếp