Chiều 9/5, Đại sứ Pháp tại Việt Nam công bố khởi động dự án: “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam", nối tiếp dự án “Đánh giá lại di sản bảo tàng Việt Nam”
Chiều 9/5, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicholas Warney đã công bố khởi động dự án: “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam”. Đây là chuỗi hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam; nối tiếp dự án “Đánh giá lại di sản bảo tàng Việt Nam” trong giai đoạn 2004-2011.
Tại buổi họp báo, bà Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và Hoạt động văn hóa cho biết: Việt Nam và Pháp có những mối quan hệ ràng buộc mang tính lịch sử; do đó, các hoạt động song phương trong lĩnh vực văn hóa giữa hai quốc gia rất phong phú, đa dạng. Trong đó, hợp tác trong lĩnh vực bảo tàng, bảo tồn di sản đóng vai trò quan trọng; được chính phủ hai bên đặc biệt lưu ý và chú trọng.
Tiếp nối thành công của dự án trước cũng như nhằm cụ thể hóa nội dung được lãnh đạo hai nước trao đổi và nêu trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021 vừa qua, Chính phủ Pháp đã quyết định khởi động dự án mới về chia sẻ và gìn giữ di sản giữa hai nước.
Với nguồn tài trợ 14 tỷ đồng cho 2 năm 2022 - 2024 từ chính phủ Pháp và sẽ được bổ sung thêm bởi các đối tác khác, dự án hợp tác “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” sẽ triển khai các hoạt động thuộc 3 lĩnh vực sau:
Pháp nổi tiếng vì sở hữu hơn 1000 bảo tàng lớn nhỏ. Chất lượng các hoạt động nghệ thuật, các chương trình bảo tồn di sản đã trở thành một thế mạnh trong lĩnh vực văn hóa và ngoại giao văn hóa. Điều này góp phần quan trọng đưa Pháp trở thành địa điểm du lịch hàng đầu thế giới và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nước này.
Pháp luôn là quốc gia đứng đầu trong danh sách được khách quốc tế ghé thăm trên thế giới. Năm 2019, dù đại dịch COVID hoành hành dẫn tới lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng; quốc gia này vẫn đón tới 90 triệu lượt khách thăm quan.
Ngành du lịch nước Pháp cũng đóng góp tới 8% tổng GDP cả nước. Với những kinh nghiệm trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sự hợp tác với Chính phủ Pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho ngành di sản nước nhà.
Xem thêm: Khóa học tiếng Pháp tại Hà Nội
Chiều 9/5, Đại sứ Pháp tại Việt Nam công bố khởi động dự án: “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam", nối tiếp dự án “Đánh giá lại di sản bảo tàng Việt Nam”
Chiều 9/5, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicholas Warney đã công bố khởi động dự án: “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam”. Đây là chuỗi hoạt động hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức văn hóa Pháp và Việt Nam; nối tiếp dự án “Đánh giá lại di sản bảo tàng Việt Nam” trong giai đoạn 2004-2011.
Tại buổi họp báo, bà Sophie Maysonnave - Tham tán Hợp tác và Hoạt động văn hóa cho biết: Việt Nam và Pháp có những mối quan hệ ràng buộc mang tính lịch sử; do đó, các hoạt động song phương trong lĩnh vực văn hóa giữa hai quốc gia rất phong phú, đa dạng. Trong đó, hợp tác trong lĩnh vực bảo tàng, bảo tồn di sản đóng vai trò quan trọng; được chính phủ hai bên đặc biệt lưu ý và chú trọng.
Tiếp nối thành công của dự án trước cũng như nhằm cụ thể hóa nội dung được lãnh đạo hai nước trao đổi và nêu trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021 vừa qua, Chính phủ Pháp đã quyết định khởi động dự án mới về chia sẻ và gìn giữ di sản giữa hai nước.
Với nguồn tài trợ 14 tỷ đồng cho 2 năm 2022 - 2024 từ chính phủ Pháp và sẽ được bổ sung thêm bởi các đối tác khác, dự án hợp tác “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” sẽ triển khai các hoạt động thuộc 3 lĩnh vực sau:
Pháp nổi tiếng vì sở hữu hơn 1000 bảo tàng lớn nhỏ. Chất lượng các hoạt động nghệ thuật, các chương trình bảo tồn di sản đã trở thành một thế mạnh trong lĩnh vực văn hóa và ngoại giao văn hóa. Điều này góp phần quan trọng đưa Pháp trở thành địa điểm du lịch hàng đầu thế giới và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nước này.
Pháp luôn là quốc gia đứng đầu trong danh sách được khách quốc tế ghé thăm trên thế giới. Năm 2019, dù đại dịch COVID hoành hành dẫn tới lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng; quốc gia này vẫn đón tới 90 triệu lượt khách thăm quan.
Ngành du lịch nước Pháp cũng đóng góp tới 8% tổng GDP cả nước. Với những kinh nghiệm trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng sự hợp tác với Chính phủ Pháp sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho ngành di sản nước nhà.
Xem thêm: Khóa học tiếng Pháp tại Hà Nội
Du học Pháp bằng tiếng Anh: Trải nghiệm du học tại trường top đầu thế giới với học phí phải chăng. Tìm hiểu điều kiện xét tuyển và cơ hội học bổng 2025.
Đọc tiếpNộp hồ sơ du học Pháp dễ dàng với 7 bước cần thiết, từ việc xác định mục tiêu du học đến quy trình chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn và xin visa.
Đọc tiếpTout, tous, toute, toutes là những từ thường gặp trong tiếng Pháp nhưng lại rất đa dạng về cách dùng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng “tout” trong các ngữ cảnh khác nhau.
Đọc tiếpDu học Pháp bậc cử nhân: Khám phá chương trình đào tạo đa dạng, các loại hình đào tạo phù hợp và điều kiện ứng tuyển mới nhất.
Đọc tiếpHồ sơ chứng minh tài chính du học Pháp bao gồm những gì? Lưu ý trong việc nộp hồ sơ chứng minh tài chính.
Đọc tiếpDu học Pháp bằng tiếng Anh ngành thời trang là một lựa chọn không thể bỏ qua cho các học sinh yêu thích lĩnh vực sáng tạo và thiết kế thời trang.
Đọc tiếp