Du học Pháp ngành Kiến trúc tại ENSA

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp ngành Kiến trúc tại ENSA

Khi nhắc đến du học Pháp ngành Kiến trúc, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA danh giá. Cùng Je Parle Français tìm hiểu về các chương trình đào tạo, điều kiện xét tuyển, cũng như cơ hội sở hữu bằng Kiến trúc sư do Nhà nước Pháp cấp khi theo học tại ENSA.

1. Tổng quan về Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Khuôn viên trường ENSA Nantes

Trước đây, việc đào tạo kiến trúc tại Pháp chủ yếu được tổ chức tại trường Mỹ thuật (École nationale supérieure des Beaux-Arts), là một phần trong chương trình giảng dạy về mỹ thuật, hoặc hoạt động dưới hình thức các xưởng (atelier). Những chỉ trích về nội dung học cứng nhắc, xa rời xã hội và thiếu sự cập nhật với các tiến bộ công nghệ đương thời đặt ra yêu cầu về việc cải cách toàn bộ hệ thống. Trong bối cảnh này, hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA (École Nationale Supérieure d'Architecture) được thành lập vào cuối thập niên 60s của thế kỷ 20, ra đời với sứ mệnh hiện đại hoá chương trình đào tạo kiến trúc tại Pháp.

Bắt đầu từ việc tái cơ cấu từ các trường Mỹ thuật, ngày nay, hệ thống trường ENSA đã có 20 trường thành viên, tọa lạc khắp nước Pháp. Mỗi trường có đặc trưng và thế mạnh riêng.

Bên cạnh 20 trường thành viên thuộc hệ thống ENSA, ESA (Trường Chuyên ngành Kiến trúc Paris) và INSA Strasbourg là 2 cơ sở đào tạo khác cung cấp chương trình Kiến trúc được công nhận và có giá trị tương đương với các chương trình tại ENSA.

Đọc thêm: 1001 lý do để du học Pháp ngành kiến trúc 

2. Các chương trình đào tạo chính tại ENSA

Chương trình đào tạo Kiến trúc tại Pháp được tổ chức theo 3 cấp trong hệ thống LMD, tức Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sỹ. Phần lớn các trường thuộc hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA cung cấp chương trình cấp bằng Kiến trúc sư (KTS) Nhà nước (DEA). Các chương trình bậc Tiến sỹ hay chương trình cấp bằng Chuyên sâu về Kiến trúc chỉ có ở một số trường nhất định.

2.1. Cử nhân Kiến trúc (DEEA, BAC+3)

Khuôn viên trường ENSA Marseille (Nguồn: Maxime Delvaux)

Là cấp đầu tiên trong hệ thống LMD, chương trình Cử nhân Kiến trúc kéo dài trong 3 năm học, được tổ chức thành 6 học kỳ. Kết thúc chương trình, sinh viên được nhận bằng Diplôme d’Études en Architecture (DEEA), tương đương với bậc Cử nhân (Licence).

Chương trình DEEA cung cấp kiến thức nền tảng về kiến trúc, quá trình thiết kế, và giúp sinh viên trải nghiệm thực hành làm đồ án. Sinh viên cần tham gia 2 kỳ thực tạp bắt buộc nằm trong khung kế hoạch giảng dạy, thường kéo dài trong 6 tuần (tương đương với 210 giờ làm việc). Sinh viên cũng cần thực hiện và bảo vệ thành công đồ án cuối khoá để đạt đủ điều kiện tốt nghiệp. Ở một số trường như là ENSA de Paris-Belleville hay ENSA Nantes, sinh viên được tham gia vào các buổi tham quan, kiến tập ở các quốc gia châu Âu khác.

2.2. Bằng Kiến trúc sư Nhà nước (DEA, BAC+5)

Khuôn viên trường ENSA Lyon

Ở cấp thứ hai trong hệ thống LMD, sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kiến trúc, học viên tham gia chương trình học kéo dài 2 năm để nhận Bằng KTS Nhà nước (Diplôme d’État d’Architecte - DEA). Bằng KTS Nhà nước có giá trị tương đương với bậc Thạc sỹ.

Học viên tốt nghiệp chương trình DEA được lĩnh hội kiến thức chuyên sâu, thông qua các đồ án về quản lý kiến trúc và quy hoạch thành phố, cũng như làm quen với đa dạng công việc, chuyên môn mà một KTS có thể nghiên cứu và làm việc. Chương trình DEA bao gồm 2,600 giờ học, bao gồm 1,200 giờ học trực tiếp tại cơ sở đào tạo, và thời gian còn lại dành cho các hoạt động tự học, tham gia thực tập bắt buộc (trong 8 tuần), làm đồ án, và hoàn thành luận văn cuối khoá.

Sau khi hoàn thành chương trình DEA ở cấp thứ hai, cá nhân có định hướng trở thành giảng viên Đại học hoặc làm việc tại các Viện Nghiên cứu có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Tiến sỹ - bậc cao nhất trong hệ thống LMD. Tuy nhiên, tại Pháp, phần lớn người học lựa chọn học tiếp ở các chương trình HMONP, DSA, hay DPEA. 

2.3. Bằng Hành nghề Kiến trúc dưới danh nghĩa cá nhân (HMONP, BAC+6)

Một góc trường ENSA Strasbourg vào buổi tối

Chương trình cấp Bằng Hành nghề Kiến trúc dưới danh nghĩa cá nhân (Habilitation à exercer la maîtrise d'œuvre en son nom propre - HMONP) là chương trình cấp bằng cho những người có nguyện vọng trở thành KTS độc lập, có dự định mở văn phòng kiến trúc riêng, và có thẩm quyền chịu trách nhiệm pháp lý cho các dự án xây dựng.

Chương trình HMONP dành cho người đã có bằng KTS Nhà nước (DEA), với chương trình học kéo dài 1 năm. Chương trình có tổng cộng 60 tín chỉ, bao gồm:

  • 30 tín chỉ tương đương với 150 giờ lý thuyết, thực hành, và đào tạo lý thuyết
  • 30 tín chỉ bao gồm 6 tháng thực hành có giám sát về quản lý dự án kiến trúc và đô thị, và thời gian hoàn thành và bảo vệ luận văn

Kết thúc chương trình, người học có hiểu biết và kinh nghiệm về luật pháp, quy định xây dựng, nâng cao kỹ năng quản lý dự án xây dựng, cũng như có tư cách pháp nhân để hành nghề KTS tại Pháp.

2.4. Bằng Chuyên sâu về Kiến trúc (DSA, BAC+7)

Một góc tại trường ENSA Montpellier

Bằng Chuyên sâu về Kiến trúc (Diplôme de Spécialisation et d'Approfondissement - DSA), là bằng chuyên ngành được công nhận bởi Bộ Giáo dục Pháp. Đây là chương trình dành cho những người đã có bằng DEA, mong muốn trở thành chuyên gia trong một ngách cụ thể của kiến trúc, như là bảo tồn di sản, đô thị hoá,...

Chương trình DSA thường kéo dài trong 1-2 năm, tương đương với 120 tín chỉ. Chương trình được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các buổi học tại giảng đường, tập huấn, thực hành tại xưởng, tham quan,... Khác với chương trình Tiến sỹ, chương trình DSA dành cho những người có nguyện vọng đào sâu kiến thức trong thời gian ngắn, tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm thực tế hơn là học thuật. Chương trình cũng được thiết kế phù hợp với người đi làm và có học phí thấp hơn chương trình Tiến sỹ.

2.5. Chương trình DPEA (BAC+7/8)

Sinh viên tại trường ENSA Paris-Est

Chương trình DPEA (Diplôme Propre aux Écoles d’Architecture) là chương trình được các trường Kiến trúc - thường là các trường thành viên trong hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA - tổ chức và cấp bằng. Đây là chương trình sau Thạc sỹ, kéo dài 1-3 năm, có thể tổ chức dưới dạng chương trình toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Khác với chương trình DSA, các chương trình DPEA có tính thử nghiệm cao, dành cho những người có mong muốn mở rộng kiến thức lý thuyết kết hợp thực hành với các lĩnh vực liên quan, như là kiến trúc + thiết kế, kiến trúc + xã hội học,...

Tham khảo: Ứng tuyển du học Pháp ngành kiến trúc 

3. Điều kiện xét tuyển vào Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Trường ENSA Nancy

Cá nhân có nguyện vọng xét tuyển vào chương trình Cử nhân Kiến trúc tại Hệ thống trường Kiến trúc ENSA cần đạt các điều kiện cơ bản như:

  • Trình độ tiếng Pháp tối thiểu DELF B2 hay TCF từ 400 điểm trở lên. Một số trường có thể yêu cầu DALF C1, hoặc yêu cầu chứng minh thêm về trình độ tiếng Anh.
  • Bằng tốt nghiệp THPT với điểm trung bình từ 8.0/10.0 trở lên. Một số trường có thể có điều kiện riêng về điểm trung bình trung hay điểm một số môn.

Với các chương trình bậc Thạc sỹ, cá nhân cần nộp thêm hồ sơ năng lực (portfolio), CV, thư động lực (lettre de motivation). Trong đó, hồ sơ năng lực là thứ mà ứng viên cần đầu tư thời gian để chuẩn bị và trau chuốt nhất, thể hiện được kinh nghiệm làm việc, thành tích và định hướng phát triển trong ngành của cá nhân.

4. Học phí & cơ hội học bổng khi theo học tại Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Khuôn viên trường ENSA Versailles

Có sự khác biệt về học phí giữa các trường thành viên thuộc hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA. Tuy nhiên, phần lớn các trường nhận được mức học phí được chính phủ Pháp hỗ trợ. Do đó, người học chỉ cần đóng phí ghi danh theo từng năm học.

Ví dụ, phí ghi danh năm học 2024-2025 của ENSA Lyon:

  • Với bậc Cử nhân: €373/năm (khoảng 11 triệu VNĐ/năm)
  • Với bậc Thạc sỹ: €512/năm (khoảng 15 triệu VNĐ/năm)

Như vậy, với mức phí không thay đổi sau 5 năm, chi phí để sinh viên có thể nhận bằng KTS tại Pháp là: 373*3 + 512*2 = 2143 (euro), tức khoảng 63 triệu VNĐ cho toàn bộ 5 năm học.

Ngoài ra, sinh viên có thể ứng tuyển vào các chương trình học bổng khác để được hỗ trợ thêm về phí sinh hoạt, vé máy bay 2 chiều giữa Việt Nam - Pháp, cũng như mở ra cơ hội trao đổi tại các nước EU như học bổng Erasmus+, học bổng France Excellence,...

Đọc thêm: 7 bước nộp hồ sơ du học Pháp 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA. Nếu bạn quan tâm và có nguyện vọng du học Pháp ngành Kiến trúc, đặc biệt cần tư vấn chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào ENSA, hãy liên hệ với Je Parle Français để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong mùa xét tuyển nhé!

Du học Pháp ngành Kiến trúc tại ENSA

Khi nhắc đến du học Pháp ngành Kiến trúc, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA danh giá. Cùng Je Parle Français tìm hiểu về các chương trình đào tạo, điều kiện xét tuyển, cũng như cơ hội sở hữu bằng Kiến trúc sư do Nhà nước Pháp cấp khi theo học tại ENSA.
Du học Pháp ngành Kiến trúc tại ENSA

Khi nhắc đến du học Pháp ngành Kiến trúc, chúng ta không thể bỏ qua hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA danh giá. Cùng Je Parle Français tìm hiểu về các chương trình đào tạo, điều kiện xét tuyển, cũng như cơ hội sở hữu bằng Kiến trúc sư do Nhà nước Pháp cấp khi theo học tại ENSA.

1. Tổng quan về Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Khuôn viên trường ENSA Nantes

Trước đây, việc đào tạo kiến trúc tại Pháp chủ yếu được tổ chức tại trường Mỹ thuật (École nationale supérieure des Beaux-Arts), là một phần trong chương trình giảng dạy về mỹ thuật, hoặc hoạt động dưới hình thức các xưởng (atelier). Những chỉ trích về nội dung học cứng nhắc, xa rời xã hội và thiếu sự cập nhật với các tiến bộ công nghệ đương thời đặt ra yêu cầu về việc cải cách toàn bộ hệ thống. Trong bối cảnh này, hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA (École Nationale Supérieure d'Architecture) được thành lập vào cuối thập niên 60s của thế kỷ 20, ra đời với sứ mệnh hiện đại hoá chương trình đào tạo kiến trúc tại Pháp.

Bắt đầu từ việc tái cơ cấu từ các trường Mỹ thuật, ngày nay, hệ thống trường ENSA đã có 20 trường thành viên, tọa lạc khắp nước Pháp. Mỗi trường có đặc trưng và thế mạnh riêng.

Bên cạnh 20 trường thành viên thuộc hệ thống ENSA, ESA (Trường Chuyên ngành Kiến trúc Paris) và INSA Strasbourg là 2 cơ sở đào tạo khác cung cấp chương trình Kiến trúc được công nhận và có giá trị tương đương với các chương trình tại ENSA.

Đọc thêm: 1001 lý do để du học Pháp ngành kiến trúc 

2. Các chương trình đào tạo chính tại ENSA

Chương trình đào tạo Kiến trúc tại Pháp được tổ chức theo 3 cấp trong hệ thống LMD, tức Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sỹ. Phần lớn các trường thuộc hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA cung cấp chương trình cấp bằng Kiến trúc sư (KTS) Nhà nước (DEA). Các chương trình bậc Tiến sỹ hay chương trình cấp bằng Chuyên sâu về Kiến trúc chỉ có ở một số trường nhất định.

2.1. Cử nhân Kiến trúc (DEEA, BAC+3)

Khuôn viên trường ENSA Marseille (Nguồn: Maxime Delvaux)

Là cấp đầu tiên trong hệ thống LMD, chương trình Cử nhân Kiến trúc kéo dài trong 3 năm học, được tổ chức thành 6 học kỳ. Kết thúc chương trình, sinh viên được nhận bằng Diplôme d’Études en Architecture (DEEA), tương đương với bậc Cử nhân (Licence).

Chương trình DEEA cung cấp kiến thức nền tảng về kiến trúc, quá trình thiết kế, và giúp sinh viên trải nghiệm thực hành làm đồ án. Sinh viên cần tham gia 2 kỳ thực tạp bắt buộc nằm trong khung kế hoạch giảng dạy, thường kéo dài trong 6 tuần (tương đương với 210 giờ làm việc). Sinh viên cũng cần thực hiện và bảo vệ thành công đồ án cuối khoá để đạt đủ điều kiện tốt nghiệp. Ở một số trường như là ENSA de Paris-Belleville hay ENSA Nantes, sinh viên được tham gia vào các buổi tham quan, kiến tập ở các quốc gia châu Âu khác.

2.2. Bằng Kiến trúc sư Nhà nước (DEA, BAC+5)

Khuôn viên trường ENSA Lyon

Ở cấp thứ hai trong hệ thống LMD, sau khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kiến trúc, học viên tham gia chương trình học kéo dài 2 năm để nhận Bằng KTS Nhà nước (Diplôme d’État d’Architecte - DEA). Bằng KTS Nhà nước có giá trị tương đương với bậc Thạc sỹ.

Học viên tốt nghiệp chương trình DEA được lĩnh hội kiến thức chuyên sâu, thông qua các đồ án về quản lý kiến trúc và quy hoạch thành phố, cũng như làm quen với đa dạng công việc, chuyên môn mà một KTS có thể nghiên cứu và làm việc. Chương trình DEA bao gồm 2,600 giờ học, bao gồm 1,200 giờ học trực tiếp tại cơ sở đào tạo, và thời gian còn lại dành cho các hoạt động tự học, tham gia thực tập bắt buộc (trong 8 tuần), làm đồ án, và hoàn thành luận văn cuối khoá.

Sau khi hoàn thành chương trình DEA ở cấp thứ hai, cá nhân có định hướng trở thành giảng viên Đại học hoặc làm việc tại các Viện Nghiên cứu có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Tiến sỹ - bậc cao nhất trong hệ thống LMD. Tuy nhiên, tại Pháp, phần lớn người học lựa chọn học tiếp ở các chương trình HMONP, DSA, hay DPEA. 

2.3. Bằng Hành nghề Kiến trúc dưới danh nghĩa cá nhân (HMONP, BAC+6)

Một góc trường ENSA Strasbourg vào buổi tối

Chương trình cấp Bằng Hành nghề Kiến trúc dưới danh nghĩa cá nhân (Habilitation à exercer la maîtrise d'œuvre en son nom propre - HMONP) là chương trình cấp bằng cho những người có nguyện vọng trở thành KTS độc lập, có dự định mở văn phòng kiến trúc riêng, và có thẩm quyền chịu trách nhiệm pháp lý cho các dự án xây dựng.

Chương trình HMONP dành cho người đã có bằng KTS Nhà nước (DEA), với chương trình học kéo dài 1 năm. Chương trình có tổng cộng 60 tín chỉ, bao gồm:

  • 30 tín chỉ tương đương với 150 giờ lý thuyết, thực hành, và đào tạo lý thuyết
  • 30 tín chỉ bao gồm 6 tháng thực hành có giám sát về quản lý dự án kiến trúc và đô thị, và thời gian hoàn thành và bảo vệ luận văn

Kết thúc chương trình, người học có hiểu biết và kinh nghiệm về luật pháp, quy định xây dựng, nâng cao kỹ năng quản lý dự án xây dựng, cũng như có tư cách pháp nhân để hành nghề KTS tại Pháp.

2.4. Bằng Chuyên sâu về Kiến trúc (DSA, BAC+7)

Một góc tại trường ENSA Montpellier

Bằng Chuyên sâu về Kiến trúc (Diplôme de Spécialisation et d'Approfondissement - DSA), là bằng chuyên ngành được công nhận bởi Bộ Giáo dục Pháp. Đây là chương trình dành cho những người đã có bằng DEA, mong muốn trở thành chuyên gia trong một ngách cụ thể của kiến trúc, như là bảo tồn di sản, đô thị hoá,...

Chương trình DSA thường kéo dài trong 1-2 năm, tương đương với 120 tín chỉ. Chương trình được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các buổi học tại giảng đường, tập huấn, thực hành tại xưởng, tham quan,... Khác với chương trình Tiến sỹ, chương trình DSA dành cho những người có nguyện vọng đào sâu kiến thức trong thời gian ngắn, tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm thực tế hơn là học thuật. Chương trình cũng được thiết kế phù hợp với người đi làm và có học phí thấp hơn chương trình Tiến sỹ.

2.5. Chương trình DPEA (BAC+7/8)

Sinh viên tại trường ENSA Paris-Est

Chương trình DPEA (Diplôme Propre aux Écoles d’Architecture) là chương trình được các trường Kiến trúc - thường là các trường thành viên trong hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA - tổ chức và cấp bằng. Đây là chương trình sau Thạc sỹ, kéo dài 1-3 năm, có thể tổ chức dưới dạng chương trình toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Khác với chương trình DSA, các chương trình DPEA có tính thử nghiệm cao, dành cho những người có mong muốn mở rộng kiến thức lý thuyết kết hợp thực hành với các lĩnh vực liên quan, như là kiến trúc + thiết kế, kiến trúc + xã hội học,...

Tham khảo: Ứng tuyển du học Pháp ngành kiến trúc 

3. Điều kiện xét tuyển vào Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Trường ENSA Nancy

Cá nhân có nguyện vọng xét tuyển vào chương trình Cử nhân Kiến trúc tại Hệ thống trường Kiến trúc ENSA cần đạt các điều kiện cơ bản như:

  • Trình độ tiếng Pháp tối thiểu DELF B2 hay TCF từ 400 điểm trở lên. Một số trường có thể yêu cầu DALF C1, hoặc yêu cầu chứng minh thêm về trình độ tiếng Anh.
  • Bằng tốt nghiệp THPT với điểm trung bình từ 8.0/10.0 trở lên. Một số trường có thể có điều kiện riêng về điểm trung bình trung hay điểm một số môn.

Với các chương trình bậc Thạc sỹ, cá nhân cần nộp thêm hồ sơ năng lực (portfolio), CV, thư động lực (lettre de motivation). Trong đó, hồ sơ năng lực là thứ mà ứng viên cần đầu tư thời gian để chuẩn bị và trau chuốt nhất, thể hiện được kinh nghiệm làm việc, thành tích và định hướng phát triển trong ngành của cá nhân.

4. Học phí & cơ hội học bổng khi theo học tại Hệ thống trường Kiến trúc ENSA

Khuôn viên trường ENSA Versailles

Có sự khác biệt về học phí giữa các trường thành viên thuộc hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA. Tuy nhiên, phần lớn các trường nhận được mức học phí được chính phủ Pháp hỗ trợ. Do đó, người học chỉ cần đóng phí ghi danh theo từng năm học.

Ví dụ, phí ghi danh năm học 2024-2025 của ENSA Lyon:

  • Với bậc Cử nhân: €373/năm (khoảng 11 triệu VNĐ/năm)
  • Với bậc Thạc sỹ: €512/năm (khoảng 15 triệu VNĐ/năm)

Như vậy, với mức phí không thay đổi sau 5 năm, chi phí để sinh viên có thể nhận bằng KTS tại Pháp là: 373*3 + 512*2 = 2143 (euro), tức khoảng 63 triệu VNĐ cho toàn bộ 5 năm học.

Ngoài ra, sinh viên có thể ứng tuyển vào các chương trình học bổng khác để được hỗ trợ thêm về phí sinh hoạt, vé máy bay 2 chiều giữa Việt Nam - Pháp, cũng như mở ra cơ hội trao đổi tại các nước EU như học bổng Erasmus+, học bổng France Excellence,...

Đọc thêm: 7 bước nộp hồ sơ du học Pháp 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA. Nếu bạn quan tâm và có nguyện vọng du học Pháp ngành Kiến trúc, đặc biệt cần tư vấn chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào ENSA, hãy liên hệ với Je Parle Français để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong mùa xét tuyển nhé!

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp ngành Sư phạm: Khám phá Hệ thống trường Sư phạm ENS

Lộ trình trở thành giáo viên, giảng viên tại Pháp qua chương trình du học Pháp ở Hệ thống trường Sư phạm ENS (École Normale Supérieure) danh giá.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp ngành Kiến trúc tại ENSA

Du học Pháp tại hệ thống trường Kiến trúc Quốc gia ENSA với cơ hội sở hữu bằng Kiến trúc sư do Nhà nước Pháp.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Mẹo viết CV du học Pháp tăng cơ hội trúng tuyển

Cách viết CV du học Pháp ấn tượng, chuẩn form châu Âu. Hướng dẫn chi tiết, mẹo và ví dụ để nổi bật trong mắt nhà tuyển sinh và tăng cơ hội trúng tuyển.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp bằng tiếng Anh: Điều kiện và chi phí mới nhất

Du học Pháp bằng tiếng Anh: Trải nghiệm du học tại trường top đầu thế giới với học phí phải chăng. Tìm hiểu điều kiện xét tuyển và cơ hội học bổng 2025.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
7 bước nộp hồ sơ du học Pháp

Nộp hồ sơ du học Pháp dễ dàng với 7 bước cần thiết, từ việc xác định mục tiêu du học đến quy trình chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn và xin visa.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Cẩm nang sử dụng Tout, Tous, Toute, Toutes trong tiếng Pháp

Tout, tous, toute, toutes là những từ thường gặp trong tiếng Pháp nhưng lại rất đa dạng về cách dùng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng “tout” trong các ngữ cảnh khác nhau.

Đọc tiếp