Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ

JPF Je Parle Français

Hiếu Đinh

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ

Những cái tên Renaissance, Rococo, Gothic là gì? Cùng JPF khám phá sự phát triển của kiến trúc Pháp trong suốt quá trình lịch sử nhé!

Nhắc đến Pháp là nhắc đến ẩm thực, thời trang, nghệ thuật và âm nhạc. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể bỏ qua những công trình kiến trúc hoành tráng của người Pháp. Trong suốt lịch sử, kiến trúc Pháp luôn là nguồn cảm hứng, ảnh hưởng đến nền kiến trúc toàn thế giới. Hãy cùng JPF tìm hiểu kiến trúc Pháp đã phát triển như nào qua lịch sử.

1. Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine

Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine
Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine

Lịch sử kiến trúc Pháp bắt đầu từ thời kỳ La Mã, khi vùng Gaul nằm dưới sự cai trị của Đế chế La Mã. Tàn dư kiến trúc thời kỳ Gallo-romain đã may mắn được bảo tồn tại Pháp. Một số công trình nổi tiếng của thời kỳ này bao gồm đền Maison Carrée, nhà hát Amphithéâtre, bảo tàng Gallo-romaine ở Lyon, nghĩa trang Alyscamps tại Arles, hay cầu dẫn nước Pont du Gard.

Kiến trúc Gallo-romaine đã tạo nên cho mình đặc điểm nhận dạng riêng bằng cách kết hợp các đường cong và mái vòm vào thiết kế. Bên cạnh đó, thời kỳ Gallo-romaine cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử bê tông được sử dụng trong xây dựng.

2. Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Pháp Romanesque
Kiến trúc Romanesque

Phong cách kiến trúc thống nhất đầu tiên tại Châu Âu chính là Romanesque. Phong cách kiến trúc này được lấy cảm hứng chủ yếu từ kiến trúc La Mã. Cái tên Romanesque có thể được dịch là “kiến trúc kiểu La Mã”. 

Phong cách Romanesque được phân biệt bởi những bức tường dày và những mái vòm nhô lên từ cầu tàu. Điêu khắc trang trí của các tòa nhà được giảm thiểu. Mặt tiền và cửa sổ được đồng bộ hóa, xây dựng giống nhau.

Bắt đầu từ thế kỷ XIII, các cấu trúc được tôn tạo thêm với những tháp nhọn và ngọn tháp dài. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách Gothique sau này.

3. Kiến trúc Gothique

Kiến trúc Pháp Gothique
Kiến trúc Gothique

Gothique là điểm nhấn kiến trúc không chỉ của Pháp và còn cả Châu Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ. Đến nay, đây vẫn là một trong những phong cách kiến phổ biến nhất tại Pháp. Kiến trúc Gothique truyền thống được chia thành bốn phong cách riêng biệt: Primitif, Classique, Rayonnant và Flamboyant.

3.1. Gothique primitif

Với việc sử dụng mái vòm nhọn là nét đặc trưng và nhấn mạnh vào chiều cao của tường và trần. Gothique primitif là sự kế thừa trực tiếp từ phong cách Romanesque. Dãy cuốn thường được nối liền với khu vực trưng bày, bao lơn. Các dãy cửa sổ lớn được thêm vào trên mái vòng để cung cấp ánh sáng và không khí.

Những nhà kiến trúc thời kỳ đã nghĩ ra việc sử trụ chống tỳ để nâng đỡ những bức tường cao và củng cố công trình. Sau này, đặc điểm cấu trúc này đã trở thành biểu tượng đặc trưng của kiến trúc Gothique.

3.2. Gothique classique

Phong cách Gothique classique tiếp nối các quy chuẩn ban đầu, hướng tới tăng chiều cao trong khi giảm khối lượng của công trình. Vì lý do này, những bức tường bốn phần của Gothique primitif được giảm còn ba phần. Khu vực trưng bày bị dỡ bỏ và dãy cửa sổ bị thu hẹp.

Gothique Rayonnant và Flamboyant

Đây là hai phong cách được nảy sinh từ Gothique classique. Những nhà kiến trúc của phong cách này chủ yếu quan tâm đến chất lượng trang trí hơn là cấu trúc công trình. Thời kỳ Rayonnant trùng với thời điểm đổi mới về kính và cửa sổ, dẫn đến nhiều thay đổi trong thiết kế. Các khung cửa sổ được thiết kế lớn hơn, được ép kính màu và đóng khung bởi các thanh mỏng. 

Xem thêm : Những thành phố đẹp như mơ của Pháp

4. Kiến trúc Renaissance

Kiến trúc Pháp Renaissance
Kiến trúc Renaissance

Thời kỳ Phục hưng đã để lại ảnh hưởng không thể xóa nhòa trên toàn Châu Âu. Kiến trúc Phục hưng đã trở thành kiểu kiến trúc phổ biến nhất tại Pháp. Nó thường được gắn liền với những lâu đài nguy nga của hoàng gia. 

Các vị vua nổi tiếng của Pháp như François I và Henry IV đã xây dựng những cung điện xa hoa như Fontainebleau và Le Louvre. Từ đó, phong cách kiến trúc Pháp này trở nên phổ biến trên toàn đất nước.

5. Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo

Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo
Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo

Dưới sự trị vì của ba vị vua cùng tên, Louis XIII, XIV và XV; kiến trúc Baroque đã nở rộ. Cung điện Luxembourg ở Paris được coi là hình mẫu của kiến trúc Baroque. Những công trình xây dựng theo phong cách này thường có ba cánh, điểm nhấn dơi vào cánh giữa.

Khác với Phục hưng và Baroque bắt nguồn từ Ý, kiến trúc Rococo sinh ra tại Pháp. Cái tên Rococo là sự kết hợp giữa rocaille (đá) và coquilles (vỏ sò). Đây là hai chủ đề thường được sử dụng trong phong cách kiến trúc Pháp này.

Baroque và Rococo có nhiều điểm tương đồng về cách tiếp cận hài hước và cởi mở đối với bố cục và thiết kế kiến trúc. Trong khi Baroque mang dáng vẻ vui tươi hơn thời kỳ Phục hưng, Rococo đã đưa điều này lên cực điểm. Rococo đem đến góc nhìn không đối xứng, đầy màu sắc với nhiều đường cong và trang trí quá mức.

6. Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Pháp Tân cổ điển
Kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách Rococo nhanh chóng bị thay thế bởi Chủ nghĩa Tân cổ điển, gắn liền với những thay đổi lớn tại Pháp cuối thế kỷ XVIII. Sau sự thống trị của những trường phái kiến trúc phá cách, Chủ nghĩa Tân cổ điển ra đời như sự trở lại của trật tự.

Chủ nghĩa Tân cổ điển quay lại với những thiết kế quy củ hơn, tách rời khỏi sự thái quá của Rococo. Kiến trúc sư của trường phái này thường hướng tới những biểu tượng an toàn, nhẹ nhàng hơn. Những công trình Tân cổ điển thường có tường dài, trống trải với những đường nét sạch sẽ.

Chủ nghĩa Tân cổ điển vẫn có sự tự do nhất định về trang trí, chủ yếu là những cột La Mã hoặc Hy Lạp. Mỗi cột đều có phong cách riêng như Doric, Tuscan, Ionic và Ai Cập

Có thể bạn sẽ cần : Tìm hiểu các khóa học tiếng Pháp

7. Kiến trúc Pháp hiện đại

Kiến trúc Pháp hiện đại
Kiến trúc Pháp hiện đại

Có thể nói, kiến trúc Pháp hiện đại bắt nguồn từ Paris. Tháp Eiffel, được xây dựng vào năm 1889, là tiền đề cho sự ra đời của trường phái hiện đại. 

Những công trình mới này mang tính đột phá lớn. Trung tâm Pompidou được xây dựng với nhiều chức năng nhữ thang cuốn, đường ống và thiết bị kỹ thuật được đặt bên ngoài tòa nhà. Kim tự tháp Louvre là sự ghép nối đầy thử thách giữa cũ và mới.

Đọc thêm : Những sự thật về Pháp khiến bạn choáng váng

Kiến trúc Pháp luôn là nguồn cảm hứng lớn đối với nền kiến trúc thế giới. Những người đam mê văn hóa Pháp thì không thể bỏ qua kiến trúc của Pháp. Lịch sử Pháp đã được đúc kết vào bảo tồn trong những công trình xuyên thế kỷ. Hay tham khảo những khóa học tại JPF để tìm hiểu thêm về văn hóa Pháp nhé!

Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ

Những cái tên Renaissance, Rococo, Gothic là gì? Cùng JPF khám phá sự phát triển của kiến trúc Pháp trong suốt quá trình lịch sử nhé!
Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ

Những cái tên Renaissance, Rococo, Gothic là gì? Cùng JPF khám phá sự phát triển của kiến trúc Pháp trong suốt quá trình lịch sử nhé!

Nhắc đến Pháp là nhắc đến ẩm thực, thời trang, nghệ thuật và âm nhạc. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể bỏ qua những công trình kiến trúc hoành tráng của người Pháp. Trong suốt lịch sử, kiến trúc Pháp luôn là nguồn cảm hứng, ảnh hưởng đến nền kiến trúc toàn thế giới. Hãy cùng JPF tìm hiểu kiến trúc Pháp đã phát triển như nào qua lịch sử.

1. Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine

Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine
Kiến trúc Pháp thời kỳ Gallo-romaine

Lịch sử kiến trúc Pháp bắt đầu từ thời kỳ La Mã, khi vùng Gaul nằm dưới sự cai trị của Đế chế La Mã. Tàn dư kiến trúc thời kỳ Gallo-romain đã may mắn được bảo tồn tại Pháp. Một số công trình nổi tiếng của thời kỳ này bao gồm đền Maison Carrée, nhà hát Amphithéâtre, bảo tàng Gallo-romaine ở Lyon, nghĩa trang Alyscamps tại Arles, hay cầu dẫn nước Pont du Gard.

Kiến trúc Gallo-romaine đã tạo nên cho mình đặc điểm nhận dạng riêng bằng cách kết hợp các đường cong và mái vòm vào thiết kế. Bên cạnh đó, thời kỳ Gallo-romaine cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử bê tông được sử dụng trong xây dựng.

2. Kiến trúc Romanesque

Kiến trúc Pháp Romanesque
Kiến trúc Romanesque

Phong cách kiến trúc thống nhất đầu tiên tại Châu Âu chính là Romanesque. Phong cách kiến trúc này được lấy cảm hứng chủ yếu từ kiến trúc La Mã. Cái tên Romanesque có thể được dịch là “kiến trúc kiểu La Mã”. 

Phong cách Romanesque được phân biệt bởi những bức tường dày và những mái vòm nhô lên từ cầu tàu. Điêu khắc trang trí của các tòa nhà được giảm thiểu. Mặt tiền và cửa sổ được đồng bộ hóa, xây dựng giống nhau.

Bắt đầu từ thế kỷ XIII, các cấu trúc được tôn tạo thêm với những tháp nhọn và ngọn tháp dài. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách Gothique sau này.

3. Kiến trúc Gothique

Kiến trúc Pháp Gothique
Kiến trúc Gothique

Gothique là điểm nhấn kiến trúc không chỉ của Pháp và còn cả Châu Âu trong suốt thời kỳ Trung cổ. Đến nay, đây vẫn là một trong những phong cách kiến phổ biến nhất tại Pháp. Kiến trúc Gothique truyền thống được chia thành bốn phong cách riêng biệt: Primitif, Classique, Rayonnant và Flamboyant.

3.1. Gothique primitif

Với việc sử dụng mái vòm nhọn là nét đặc trưng và nhấn mạnh vào chiều cao của tường và trần. Gothique primitif là sự kế thừa trực tiếp từ phong cách Romanesque. Dãy cuốn thường được nối liền với khu vực trưng bày, bao lơn. Các dãy cửa sổ lớn được thêm vào trên mái vòng để cung cấp ánh sáng và không khí.

Những nhà kiến trúc thời kỳ đã nghĩ ra việc sử trụ chống tỳ để nâng đỡ những bức tường cao và củng cố công trình. Sau này, đặc điểm cấu trúc này đã trở thành biểu tượng đặc trưng của kiến trúc Gothique.

3.2. Gothique classique

Phong cách Gothique classique tiếp nối các quy chuẩn ban đầu, hướng tới tăng chiều cao trong khi giảm khối lượng của công trình. Vì lý do này, những bức tường bốn phần của Gothique primitif được giảm còn ba phần. Khu vực trưng bày bị dỡ bỏ và dãy cửa sổ bị thu hẹp.

Gothique Rayonnant và Flamboyant

Đây là hai phong cách được nảy sinh từ Gothique classique. Những nhà kiến trúc của phong cách này chủ yếu quan tâm đến chất lượng trang trí hơn là cấu trúc công trình. Thời kỳ Rayonnant trùng với thời điểm đổi mới về kính và cửa sổ, dẫn đến nhiều thay đổi trong thiết kế. Các khung cửa sổ được thiết kế lớn hơn, được ép kính màu và đóng khung bởi các thanh mỏng. 

Xem thêm : Những thành phố đẹp như mơ của Pháp

4. Kiến trúc Renaissance

Kiến trúc Pháp Renaissance
Kiến trúc Renaissance

Thời kỳ Phục hưng đã để lại ảnh hưởng không thể xóa nhòa trên toàn Châu Âu. Kiến trúc Phục hưng đã trở thành kiểu kiến trúc phổ biến nhất tại Pháp. Nó thường được gắn liền với những lâu đài nguy nga của hoàng gia. 

Các vị vua nổi tiếng của Pháp như François I và Henry IV đã xây dựng những cung điện xa hoa như Fontainebleau và Le Louvre. Từ đó, phong cách kiến trúc Pháp này trở nên phổ biến trên toàn đất nước.

5. Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo

Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo
Kiến trúc Pháp Baroque và Rococo

Dưới sự trị vì của ba vị vua cùng tên, Louis XIII, XIV và XV; kiến trúc Baroque đã nở rộ. Cung điện Luxembourg ở Paris được coi là hình mẫu của kiến trúc Baroque. Những công trình xây dựng theo phong cách này thường có ba cánh, điểm nhấn dơi vào cánh giữa.

Khác với Phục hưng và Baroque bắt nguồn từ Ý, kiến trúc Rococo sinh ra tại Pháp. Cái tên Rococo là sự kết hợp giữa rocaille (đá) và coquilles (vỏ sò). Đây là hai chủ đề thường được sử dụng trong phong cách kiến trúc Pháp này.

Baroque và Rococo có nhiều điểm tương đồng về cách tiếp cận hài hước và cởi mở đối với bố cục và thiết kế kiến trúc. Trong khi Baroque mang dáng vẻ vui tươi hơn thời kỳ Phục hưng, Rococo đã đưa điều này lên cực điểm. Rococo đem đến góc nhìn không đối xứng, đầy màu sắc với nhiều đường cong và trang trí quá mức.

6. Kiến trúc Tân cổ điển

Kiến trúc Pháp Tân cổ điển
Kiến trúc Tân cổ điển

Phong cách Rococo nhanh chóng bị thay thế bởi Chủ nghĩa Tân cổ điển, gắn liền với những thay đổi lớn tại Pháp cuối thế kỷ XVIII. Sau sự thống trị của những trường phái kiến trúc phá cách, Chủ nghĩa Tân cổ điển ra đời như sự trở lại của trật tự.

Chủ nghĩa Tân cổ điển quay lại với những thiết kế quy củ hơn, tách rời khỏi sự thái quá của Rococo. Kiến trúc sư của trường phái này thường hướng tới những biểu tượng an toàn, nhẹ nhàng hơn. Những công trình Tân cổ điển thường có tường dài, trống trải với những đường nét sạch sẽ.

Chủ nghĩa Tân cổ điển vẫn có sự tự do nhất định về trang trí, chủ yếu là những cột La Mã hoặc Hy Lạp. Mỗi cột đều có phong cách riêng như Doric, Tuscan, Ionic và Ai Cập

Có thể bạn sẽ cần : Tìm hiểu các khóa học tiếng Pháp

7. Kiến trúc Pháp hiện đại

Kiến trúc Pháp hiện đại
Kiến trúc Pháp hiện đại

Có thể nói, kiến trúc Pháp hiện đại bắt nguồn từ Paris. Tháp Eiffel, được xây dựng vào năm 1889, là tiền đề cho sự ra đời của trường phái hiện đại. 

Những công trình mới này mang tính đột phá lớn. Trung tâm Pompidou được xây dựng với nhiều chức năng nhữ thang cuốn, đường ống và thiết bị kỹ thuật được đặt bên ngoài tòa nhà. Kim tự tháp Louvre là sự ghép nối đầy thử thách giữa cũ và mới.

Đọc thêm : Những sự thật về Pháp khiến bạn choáng váng

Kiến trúc Pháp luôn là nguồn cảm hứng lớn đối với nền kiến trúc thế giới. Những người đam mê văn hóa Pháp thì không thể bỏ qua kiến trúc của Pháp. Lịch sử Pháp đã được đúc kết vào bảo tồn trong những công trình xuyên thế kỷ. Hay tham khảo những khóa học tại JPF để tìm hiểu thêm về văn hóa Pháp nhé!

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Lịch thi DELF DALF, cập nhật lệ phí, lịch thi mới nhất

Theo dõi lịch thi DELF - DALF 2025 mới nhất. Bạn muốn tìm hiểu về cách thức đăng ký dự thi và lệ phí thi DELF, DALF 2025.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Top 10 học bổng du học Pháp trường kinh doanh (phần 2)

Cập nhật thông tin danh sách học bổng du học tại các trường kinh doanh hàng đầu nước Pháp ứng tuyển năm học 2025 - 2026.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Ứng tuyển 10 học bổng du học Pháp trường kinh doanh (Phần 1)

Khám phá top 10 học bổng du học Pháp tại các trường kinh doanh hàng đầu. Cơ hội nhận hỗ trợ học phí lên đến 30% cho các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, MBA và Executive Education.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Tổng hợp từ vựng tiếng Pháp B2 theo chủ đề

Bỏ túi bộ từ vựng tiếng Pháp B2 về chủ đề lịch sử, sân khấu - điện ảnh và văn học - nghệ thuật. Cùng JPF khám phá từ vựng tiếng Pháp B2 theo chủ đề nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
4 mẹo nâng điểm kỹ năng nói DELF các trình độ

Bí quyết đạt điểm cao kỹ năng nói khi thi chứng chỉ DELF tất cả các trình độ là gì? Cùng JPF khám phá ngay tại bài viết này!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Nước Pháp
Du lịch Pháp mùa nào đẹp nhất?

Bạn đang tìm hiểu về du lịch Pháp. Thời điểm nào đi Pháp sẽ đẹp nhất Cùng JPF tìm hiểu du lịch Pháp mùa thu và mùa đông có gì thú vị nhé!

Đọc tiếp