Mẹo làm bài viết DELF B2

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Mẹo làm bài viết DELF B2

Trong kỳ thi DELF, kỹ năng viết là một trong những phần khó. Vậy, JPF sẽ mách cho bạn mẹo làm bài viết DELF B2 để bạn đạt được kết quả tốt nhất nhé!

DELF B2 là trình độ tiếng Pháp mơ ước của rất nhiều người. Văn bằng là điểm cộng trong bộ hồ sơ xin du học, xin học bổng, xin việc làm… Nhằm giúp các bạn đang trong quá trình ôn tập, JPF sẽ chia sẻ một vài mẹo viết bài DELF B2 hữu ích.

Cấu trúc đề viết

Các dạng đề viết B2
Các dạng đề viết B2 hay gặp phải 

Thi viết DELF B2 sẽ thường là một bài văn nghị luận với số lượng tối đa là 250 từ

Các dạng bài viết thường gặp: 

  • Lettre formelle (thư hành chính) 

Đây là dạng bài viết luận hay gặp nhất trong các kì thi DELF B2. Trong quá trình ôn luyện, các bạn không thể bỏ qua dạng đề này.

Khi đề bài yêu cầu trình bài bài viết ở dạng Lettre formelle, các bạn bắt buộc phải có những phần như sau:

- Phần đầu thư: họ và tên người gửi và người nhận, thư điện tử, số điện thoại

- Formule d’appel:

+ Madame/Monsieur: dùng khi bạn không biết chắc người nhận thư là ai.

+ Madame/Monsieur + chức danh của họ (Ví dụ: Monsieur le Maire, Madame la Directrice): dùng khi bạn biết chắc người nhận thư là ai.

- Formule de politesse: 

+ Je vous prie de croire, Madame, Monsieur, à ma considération distinguée

+ Je vous prie de bien vouloir recevoir mes plus respectueuses salutations

+ Veuillez agréer, Madame, Monsieur, l’expression de mon profond respect.

+ Veuillez agréer, Madame, Monsieur, l’expression de mes sentiments respectueux.

+ Dans l’attente de votre accord, je vous prie d’agréer, Madame, Monsieur, mes salutations distinguées.

Tuỳ vào yêu cầu của Lettre de formel mà chúng ta sẽ chia nhỏ thành 3 dạng sau: 

+ Lettre de protestation (thư phản đối) 

+ Lettre de plainte ou lettre de réclamation (thư khiếu nại)

+ Lettre de demande (thư đề nghị)

  • Article critique (bài viết dạng một bài báo) 

Đây là dạng phổ biến nhất khi đi thi nhằm rèn luyện khả năng tư duy và khả năng sử dụng tiếng Pháp. và có cấu trúc như sau:

- Chapeau (đoạn mở đầu dẫn dắt vào luận điểm) 

- Développement (phát triển ý) 

+ Argument 1 (luận điểm 1) 

+ Argument 2 (luận điểm 2)

+ Argument 3 (luận điểm 3)

+ …

- Conclusion (kết luận) 

  • Essai - Nếu ý kiến của bản thân về một vấn đề

Dạng bài này yêu cầu bạn phải trình bày quan điểm cá nhân của mình về một sự vật, sự việc gì đó. Đề bài có thể yêu cầu bài viết dưới dạng đóng góp, xây dựng cho một diễn đàn. Dạng bài không yêu cầu nhiều về mặt cấu trúc. Dù vậy các bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ được 3 phần chính: Introduction, Développement và Conclusion.

Dạng bài này yêu cầu khả năng lập luận, đưa ra những lí lẽ xác đáng và khả năng tư duy logic của thí sinh. Bởi vậy, cần có các luận điểm cụ thể và các từ nối trong bài để bài làm được điểm cao hơn!

Bí quyết làm bài viết DELF B2

Để làm bài viết DELF B2 một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm được các mẹo làm bài viết như sau:

Hiểu đề bài

Hiểu đề bài 
Hiểu đề bài - quy tắc bắt buộc trước khi bắt tay vào viết 

Đây là công đoạn quan trọng trước khi làm bài viết. Đề bài nắm giữ mấu chốt và vấn đề cần làm rõ của bài viết. Vì thế bạn cần đọc đề 1 cách nghiền ngẫm và khai thác 1 cách triệt để nhất.

Ngoài cho biết nội dung bài viết, đề bài cũng đưa ra một số yêu cầu về hình thức: có thể là 1 bức thư, 1 bài tham luận, một bài báo,… Hơn nữa trong một số đề còn có những yêu cầu chi tiết cho bài viết, cho biết những ý cần làm rõ trong bài viết. 

Đề bài ví dụ: De nos jours, les centres commerciaux à Hai Phong sont rares. Vous écrivez une lettre à M. Bertrand, maire de la ville Hai Phong pour donner votre opinion sur la construction de plus de centres commerciaux.

Đề bài viết có yêu cầu: Nêu ý kiến cá nhân về việc xây thêm nhiều trung tâm thương mại ở thành phố Hải Phòng, trong đó hãy làm rõ những mặt lợi và mặt hại của vấn đề và dùng đó làm lý lẽ thuyết phục ngài thị trưởng Bertrand. Công đoạn hiểu đề cần phải nhanh chóng (chừng 2-3 phút).

Lập dàn ý

Lập dàn ý
Lập dàn ý cho bài viết

Loại dàn ý hay gặp trong một bài nghị luận gồm: 

  • Thực trạng (Situation)
  • Nguyên nhân (Cause) 
  • Hậu quả / Kết quả (Conséquence) 
  • Giải pháp (Solution)

Để tìm ý tưởng, bạn hãy ghi nhanh ra giấy nháp những từ khóa cho những ý mình nghĩ ra. Hãy tự tập cho mình thói quen luôn tập trung và không ngừng động não. Nếu chẳng may bạn gặp khó khăn trong việc tìm ý, hãy thử ghi tất cả những thứ liên quan tới chủ đề mà mình biết.

Từ đó, có thể xuất hiện thêm ý tưởng mới. Để bài viết có chiều sâu và thể hiện được tầm hiểu biết, bạn phải nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực. 

Bài viết nên có 2 phần đối lập với nhau để thể hiện tính khách quan, thấu hiểu vấn đề. Từ đó cho thấy ý kiến cá nhân của mình đã được soi xét dưới nhiều mặt, làm tăng tính thuyết phục.

Ngoài việc làm rõ vấn đề thì JPF cũng khuyến khích các bạn nên có 1 phần nhỏ để đưa ra những gợi ý để giải quyết vấn đề. Phần này thường được đánh giá cao, vì thể hiện được sự sáng tạo và chủ ý cá nhân. Sau đó khái quát ý lên thành những luận điểm lớn, rồi sắp xếp những ý mình mới tìm được vào từng luận điểm phù hợp. 

Một bài viết hợp lí thường có 3 luận điểm lớn. Tối đa là 5 phút cho phần tìm luận điểm và sắp xếp ý.

Tập trung viết bài

Tập trung viết bài
Tập trung cao độ khi viết bài 

Bí quyết cho các bạn là nên viết ra nháp trước, như vậy tránh được cho chúng ta rất nhiều lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đạt mà chúng ta muốn sửa hoặc chỉnh cho hay hơn. Nhưng viết ra nháp phải cực kỳ nhanh, để còn thời gian viết lại bài vào giấy, nên chia thời gian viết nháp và viết thật tương đương là 7-3.

Phần mở bài viết khoảng 4-5 câu ngắn gọn, không cần quá bay bổng. Nội dung bao gồm lời dẫn, nêu chủ đề (có thể bổ sung thêm câu hỏi để minh họa cho vấn đề). Sau đó nêu thái độ hoặc ý tưởng của bản thân và tóm tắt nội dung chính của bài. Mở bài có nhiều ảnh hưởng đến toàn bài viết, vì thế luôn nhớ phải viết mở bài một cách cẩn thận nhất.

Phần thân bài gồm nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn thường chứa một luận điểm lớn, nội dung mỗi đoạn thường gồm có câu chủ đề. Câu chủ đề nên đặt ở đầu đoạn, khiến người đọc dễ theo dõi và nắm ý dễ dàng. Sau đó là phần giải thích, chứng minh cho luận điểm, cuối cùng đi vào phần dẫn chứng. Dẫn chứng thường được đánh giá rất cao nếu biết cách sử dụng, vì nó giúp bài viết trở nên gần gũi, thể hiện hiểu biết của người viết, làm tăng sức thuyết phục rất tốt.

Kết bài thường là phần được ít chú trọng và dành ít thời gian nhất. Nhưng để bài viết có sự mở rộng, bạn nên kết bài bằng việc gợi ra 1 vấn đề gần với vấn đề của bài viết vừa làm, thể hiện rằng mình có sự liên tưởng và tư duy sâu rộng.

Kiểm tra lại bài sau khi viết

Kiểm tra lại bài
Soát lại bài sau khi viết là rất cần thiết

Để tránh mất điểm vì những lỗi chính tả hay nhầm lẫn, bạn nên đọc lại bài lần cuối trước khi nộp bài. Ngoài ra để duy trì mạch logic bài viết, bạn nên sử dụng những từ nối (connecteurs logiques) sao cho hiệu quả. Nó không chỉ làm bài viết trôi chảy hơn, tăng tính thuyết phục hơn, mà còn giúp người chấm dễ theo dõi và nắm được ý định của người viết.

Về cách diễn đạt: Bạn chú ý cố gắng viết câu ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dài dòng và tránh liều mình với những từ, những cấu trúc không chắc chắn. 

Để bài viết vừa phong phú về từ vựng và ngữ pháp, các bạn nên dành ra nhiều thời gian đọc nhiều tài liệu để tích lũy thêm vốn từ vựng. Bạn nên ghi lại những từ mới, những cấu trúc có liên quan và học thuộc để khi cần dùng còn có.

Về hình thức: Phải luôn tuân theo yêu cầu hình thức của đề bài khi trình bày và sử dụng đúng văn phong. Một vài lưu ý nhỏ là khi tách đoạn thì cần lùi đầu dòng, viết chữ không quá nhỏ, dễ nhìn, không viết hoa tùy tiện, để gây thiện cảm.

Luôn bình tĩnh khi viết bài

Luôn bình tĩnh khi viết bài
Bình tĩnh cũng là một trong những bí quyết để có được một bài viết tốt  

Một mẹo làm bài viết DELF B2 rất quan trọng đó là bạn cần phải tỉnh táo, bình tĩnh, nếu có thể hãy nhập tâm một chút với vấn đề gặp trong đề, phải coi vấn đề đó thực sự là vấn đề của mình để giải quyết 1 cách thuyết phục nhất.

Bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng của bất cứ kì thi nào chứ không riêng gì DELF. Và cộng thêm việc đảm bảo thời gian làm bài theo đúng quy định, thì chắc chắn bạn sẽ có một bài viết hiệu quả.

 

Giữ sức khỏe thật tốt

Giữ sức khoẻ thật tốt
Phải đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi thi viết 

Kì thi DELF B2 diễn ra rất lâu và rất căng thẳng. Thường thường, các bạn sẽ hoàn thành 3 bài thi CO, CE và PE trong một buổi sáng. Trước ngày thi, hãy đi ngủ sớm. Đừng quên ăn sáng để có đủ năng lượng hoàn thành bài thi nhé.

Với những mẹo làm bài viết DELF B2 hữu ích mà JPF vừa chia sẻ, hy vọng rằng các bạn sẽ có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi DELF B2. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thi DELF B2 đồng thời cải thiện kỹ năng viết, lớp luyện thi viết của JPF với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao đang sẵn sàng chào đón bạn. Chúc các bạn thành công!

Mẹo làm bài viết DELF B2

Trong kỳ thi DELF, kỹ năng viết là một trong những phần khó. Vậy, JPF sẽ mách cho bạn mẹo làm bài viết DELF B2 để bạn đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Mẹo làm bài viết DELF B2

Trong kỳ thi DELF, kỹ năng viết là một trong những phần khó. Vậy, JPF sẽ mách cho bạn mẹo làm bài viết DELF B2 để bạn đạt được kết quả tốt nhất nhé!

DELF B2 là trình độ tiếng Pháp mơ ước của rất nhiều người. Văn bằng là điểm cộng trong bộ hồ sơ xin du học, xin học bổng, xin việc làm… Nhằm giúp các bạn đang trong quá trình ôn tập, JPF sẽ chia sẻ một vài mẹo viết bài DELF B2 hữu ích.

Cấu trúc đề viết

Các dạng đề viết B2
Các dạng đề viết B2 hay gặp phải 

Thi viết DELF B2 sẽ thường là một bài văn nghị luận với số lượng tối đa là 250 từ

Các dạng bài viết thường gặp: 

  • Lettre formelle (thư hành chính) 

Đây là dạng bài viết luận hay gặp nhất trong các kì thi DELF B2. Trong quá trình ôn luyện, các bạn không thể bỏ qua dạng đề này.

Khi đề bài yêu cầu trình bài bài viết ở dạng Lettre formelle, các bạn bắt buộc phải có những phần như sau:

- Phần đầu thư: họ và tên người gửi và người nhận, thư điện tử, số điện thoại

- Formule d’appel:

+ Madame/Monsieur: dùng khi bạn không biết chắc người nhận thư là ai.

+ Madame/Monsieur + chức danh của họ (Ví dụ: Monsieur le Maire, Madame la Directrice): dùng khi bạn biết chắc người nhận thư là ai.

- Formule de politesse: 

+ Je vous prie de croire, Madame, Monsieur, à ma considération distinguée

+ Je vous prie de bien vouloir recevoir mes plus respectueuses salutations

+ Veuillez agréer, Madame, Monsieur, l’expression de mon profond respect.

+ Veuillez agréer, Madame, Monsieur, l’expression de mes sentiments respectueux.

+ Dans l’attente de votre accord, je vous prie d’agréer, Madame, Monsieur, mes salutations distinguées.

Tuỳ vào yêu cầu của Lettre de formel mà chúng ta sẽ chia nhỏ thành 3 dạng sau: 

+ Lettre de protestation (thư phản đối) 

+ Lettre de plainte ou lettre de réclamation (thư khiếu nại)

+ Lettre de demande (thư đề nghị)

  • Article critique (bài viết dạng một bài báo) 

Đây là dạng phổ biến nhất khi đi thi nhằm rèn luyện khả năng tư duy và khả năng sử dụng tiếng Pháp. và có cấu trúc như sau:

- Chapeau (đoạn mở đầu dẫn dắt vào luận điểm) 

- Développement (phát triển ý) 

+ Argument 1 (luận điểm 1) 

+ Argument 2 (luận điểm 2)

+ Argument 3 (luận điểm 3)

+ …

- Conclusion (kết luận) 

  • Essai - Nếu ý kiến của bản thân về một vấn đề

Dạng bài này yêu cầu bạn phải trình bày quan điểm cá nhân của mình về một sự vật, sự việc gì đó. Đề bài có thể yêu cầu bài viết dưới dạng đóng góp, xây dựng cho một diễn đàn. Dạng bài không yêu cầu nhiều về mặt cấu trúc. Dù vậy các bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ được 3 phần chính: Introduction, Développement và Conclusion.

Dạng bài này yêu cầu khả năng lập luận, đưa ra những lí lẽ xác đáng và khả năng tư duy logic của thí sinh. Bởi vậy, cần có các luận điểm cụ thể và các từ nối trong bài để bài làm được điểm cao hơn!

Bí quyết làm bài viết DELF B2

Để làm bài viết DELF B2 một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm được các mẹo làm bài viết như sau:

Hiểu đề bài

Hiểu đề bài 
Hiểu đề bài - quy tắc bắt buộc trước khi bắt tay vào viết 

Đây là công đoạn quan trọng trước khi làm bài viết. Đề bài nắm giữ mấu chốt và vấn đề cần làm rõ của bài viết. Vì thế bạn cần đọc đề 1 cách nghiền ngẫm và khai thác 1 cách triệt để nhất.

Ngoài cho biết nội dung bài viết, đề bài cũng đưa ra một số yêu cầu về hình thức: có thể là 1 bức thư, 1 bài tham luận, một bài báo,… Hơn nữa trong một số đề còn có những yêu cầu chi tiết cho bài viết, cho biết những ý cần làm rõ trong bài viết. 

Đề bài ví dụ: De nos jours, les centres commerciaux à Hai Phong sont rares. Vous écrivez une lettre à M. Bertrand, maire de la ville Hai Phong pour donner votre opinion sur la construction de plus de centres commerciaux.

Đề bài viết có yêu cầu: Nêu ý kiến cá nhân về việc xây thêm nhiều trung tâm thương mại ở thành phố Hải Phòng, trong đó hãy làm rõ những mặt lợi và mặt hại của vấn đề và dùng đó làm lý lẽ thuyết phục ngài thị trưởng Bertrand. Công đoạn hiểu đề cần phải nhanh chóng (chừng 2-3 phút).

Lập dàn ý

Lập dàn ý
Lập dàn ý cho bài viết

Loại dàn ý hay gặp trong một bài nghị luận gồm: 

  • Thực trạng (Situation)
  • Nguyên nhân (Cause) 
  • Hậu quả / Kết quả (Conséquence) 
  • Giải pháp (Solution)

Để tìm ý tưởng, bạn hãy ghi nhanh ra giấy nháp những từ khóa cho những ý mình nghĩ ra. Hãy tự tập cho mình thói quen luôn tập trung và không ngừng động não. Nếu chẳng may bạn gặp khó khăn trong việc tìm ý, hãy thử ghi tất cả những thứ liên quan tới chủ đề mà mình biết.

Từ đó, có thể xuất hiện thêm ý tưởng mới. Để bài viết có chiều sâu và thể hiện được tầm hiểu biết, bạn phải nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực. 

Bài viết nên có 2 phần đối lập với nhau để thể hiện tính khách quan, thấu hiểu vấn đề. Từ đó cho thấy ý kiến cá nhân của mình đã được soi xét dưới nhiều mặt, làm tăng tính thuyết phục.

Ngoài việc làm rõ vấn đề thì JPF cũng khuyến khích các bạn nên có 1 phần nhỏ để đưa ra những gợi ý để giải quyết vấn đề. Phần này thường được đánh giá cao, vì thể hiện được sự sáng tạo và chủ ý cá nhân. Sau đó khái quát ý lên thành những luận điểm lớn, rồi sắp xếp những ý mình mới tìm được vào từng luận điểm phù hợp. 

Một bài viết hợp lí thường có 3 luận điểm lớn. Tối đa là 5 phút cho phần tìm luận điểm và sắp xếp ý.

Tập trung viết bài

Tập trung viết bài
Tập trung cao độ khi viết bài 

Bí quyết cho các bạn là nên viết ra nháp trước, như vậy tránh được cho chúng ta rất nhiều lỗi chính tả cũng như lỗi diễn đạt mà chúng ta muốn sửa hoặc chỉnh cho hay hơn. Nhưng viết ra nháp phải cực kỳ nhanh, để còn thời gian viết lại bài vào giấy, nên chia thời gian viết nháp và viết thật tương đương là 7-3.

Phần mở bài viết khoảng 4-5 câu ngắn gọn, không cần quá bay bổng. Nội dung bao gồm lời dẫn, nêu chủ đề (có thể bổ sung thêm câu hỏi để minh họa cho vấn đề). Sau đó nêu thái độ hoặc ý tưởng của bản thân và tóm tắt nội dung chính của bài. Mở bài có nhiều ảnh hưởng đến toàn bài viết, vì thế luôn nhớ phải viết mở bài một cách cẩn thận nhất.

Phần thân bài gồm nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn thường chứa một luận điểm lớn, nội dung mỗi đoạn thường gồm có câu chủ đề. Câu chủ đề nên đặt ở đầu đoạn, khiến người đọc dễ theo dõi và nắm ý dễ dàng. Sau đó là phần giải thích, chứng minh cho luận điểm, cuối cùng đi vào phần dẫn chứng. Dẫn chứng thường được đánh giá rất cao nếu biết cách sử dụng, vì nó giúp bài viết trở nên gần gũi, thể hiện hiểu biết của người viết, làm tăng sức thuyết phục rất tốt.

Kết bài thường là phần được ít chú trọng và dành ít thời gian nhất. Nhưng để bài viết có sự mở rộng, bạn nên kết bài bằng việc gợi ra 1 vấn đề gần với vấn đề của bài viết vừa làm, thể hiện rằng mình có sự liên tưởng và tư duy sâu rộng.

Kiểm tra lại bài sau khi viết

Kiểm tra lại bài
Soát lại bài sau khi viết là rất cần thiết

Để tránh mất điểm vì những lỗi chính tả hay nhầm lẫn, bạn nên đọc lại bài lần cuối trước khi nộp bài. Ngoài ra để duy trì mạch logic bài viết, bạn nên sử dụng những từ nối (connecteurs logiques) sao cho hiệu quả. Nó không chỉ làm bài viết trôi chảy hơn, tăng tính thuyết phục hơn, mà còn giúp người chấm dễ theo dõi và nắm được ý định của người viết.

Về cách diễn đạt: Bạn chú ý cố gắng viết câu ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dài dòng và tránh liều mình với những từ, những cấu trúc không chắc chắn. 

Để bài viết vừa phong phú về từ vựng và ngữ pháp, các bạn nên dành ra nhiều thời gian đọc nhiều tài liệu để tích lũy thêm vốn từ vựng. Bạn nên ghi lại những từ mới, những cấu trúc có liên quan và học thuộc để khi cần dùng còn có.

Về hình thức: Phải luôn tuân theo yêu cầu hình thức của đề bài khi trình bày và sử dụng đúng văn phong. Một vài lưu ý nhỏ là khi tách đoạn thì cần lùi đầu dòng, viết chữ không quá nhỏ, dễ nhìn, không viết hoa tùy tiện, để gây thiện cảm.

Luôn bình tĩnh khi viết bài

Luôn bình tĩnh khi viết bài
Bình tĩnh cũng là một trong những bí quyết để có được một bài viết tốt  

Một mẹo làm bài viết DELF B2 rất quan trọng đó là bạn cần phải tỉnh táo, bình tĩnh, nếu có thể hãy nhập tâm một chút với vấn đề gặp trong đề, phải coi vấn đề đó thực sự là vấn đề của mình để giải quyết 1 cách thuyết phục nhất.

Bình tĩnh là một trong những yếu tố quan trọng của bất cứ kì thi nào chứ không riêng gì DELF. Và cộng thêm việc đảm bảo thời gian làm bài theo đúng quy định, thì chắc chắn bạn sẽ có một bài viết hiệu quả.

 

Giữ sức khỏe thật tốt

Giữ sức khoẻ thật tốt
Phải đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi thi viết 

Kì thi DELF B2 diễn ra rất lâu và rất căng thẳng. Thường thường, các bạn sẽ hoàn thành 3 bài thi CO, CE và PE trong một buổi sáng. Trước ngày thi, hãy đi ngủ sớm. Đừng quên ăn sáng để có đủ năng lượng hoàn thành bài thi nhé.

Với những mẹo làm bài viết DELF B2 hữu ích mà JPF vừa chia sẻ, hy vọng rằng các bạn sẽ có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi DELF B2. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thi DELF B2 đồng thời cải thiện kỹ năng viết, lớp luyện thi viết của JPF với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao đang sẵn sàng chào đón bạn. Chúc các bạn thành công!

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Top 5 website luyện thi bằng tiếng Pháp DELF-DALF

Cùng tìm hiểu 5 website luyện thi bằng tiếng Pháp DELF-DALF hoặc TCF miễn phí trong bài viết này với Je Parle Français nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
100+ từ vựng tiếng Pháp A2

Tổng hợp từ vựng tiếng Pháp A2 đầy đủ nhất. Từ cuộc sống hàng ngày đến các chủ đề chuyên biệt, bài viết này sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp bằng tiếng Pháp.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Nước Pháp
Nên du lịch Pháp thời gian nào?

du lịch Pháp vào thời gian nào cũng đều có những đặc trưng riêng đầy thú vị và cuốn hút. Vậy nên đi du lịch Pháp vào mùa nào trong năm đẹp nhất?

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Tổng hợp cấu trúc đề thi DELF-DALF

Bằng tiếng Pháp DELF-DALF là gì? Cấu trúc đề thi DELF-DALF có điểm gì cần lưu ý?

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp hết bao nhiêu tiền?

Với chi phí du học Pháp hấp dẫn khoảng 800 - 950 euro/tháng, Pháp thu hút đông đảo du học sinh toàn cầu đến đây sinh sống và học tập.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
4 chính sách hỗ trợ du học sinh của chính phủ Pháp

Sinh viên quốc tế được hưởng các chính sách hỗ trợ du học sinh của chính phủ Pháp ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này với Je Parle Français nhé!

Đọc tiếp