Một trong những điểm thú vị khi du lịch nước Pháp là các khía cạnh về nghệ thuật và kiến trúc Pháp. Các công trình kiến trúc cổ được xây dựng theo trường phái nghệ thuật phương Tây từ xa xưa đã trở thành những “viên ngọc quý” cho nước Pháp ngày nay.
Pháp nổi tiếng thế giới không chỉ với nền ẩm thực tinh tế, những thương hiệu thời trang xa xỉ, mà còn bởi những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cổ kính lâu đời. Tầm quan trọng của kiến trúc và nghệ thuật ở Pháp được khẳng định với giải thưởng Prix de Rome - giải thưởng vinh dự được sáng lập năm 1663 dưới thời vua Louis XIV. Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng đều muốn có được danh dự này.
Đến nay, các công trình kiến trúc Pháp vẫn luôn là những địa điểm thu hút du khách hàng năm ghé thăm và chiêm ngưỡng những tác phẩm vượt thời gian. Không quá ngạc nhiên khi Pháp đứng đầu danh sách là nơi có lượt khách du lịch cao nhất Châu Âu trong nhiều năm.
Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ có nhiều thay đổi với nhiều phong cách khác nhau, dẫn tới trường phái nghệ thuật và cách bài trí cũng sẽ khác nhau. JPF sẽ giới thiệu cho bạn 6 công trình kiến trúc Pháp nổi tiếng nhé!
Lâu đài Versailles là nơi ở của vua Louis XIV, Louis XV và Louis XVI từ thời phong kiến Pháp, vô cùng đồ sộ với độ rộng 67.000 mét vuông với cấu trúc trên 2000 phòng và khu công viên có diện tích 815 héc ta.
Lâu đài Versailles được xây dựng theo chủ nghĩa cổ điển - phong cách Baroque với trọng tâm là sự đối xứng của cấu trúc tổng thể, nhiều hành lang có cột thẳng đứng. Các phần của lâu đài được trang trí lộng lẫy, dát vàng, mái hình vòm và hình thức có kết cấu phức tạp làm nổi bật chất hoàng gia.
Ngoài ra, phong cách Baroque nhấn mạnh vào sự hùng vĩ và phức tạp, sử dụng sự tương phản, hiệu ứng ảo ảnh, màu sắc tươi sáng và ánh sáng để nâng tầm không gian nên có thể thấy Château de Versailles là một điển hình rõ rệt nhất của phong cách này.
Nói về một công trình kiến trúc lâu đời có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo bậc nhất ở Pháp thì đó là Notre - Dame Paris (Nhà Thờ Đức Bà Paris). Nơi đây được xây dựng từ năm 1260 thời trung cổ và được cải thiện tiếp tục ở những thế kỷ sau. Notre - Dame Paris thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, nó có ý nghĩa rất lớn với người dân Pháp, đặc biệt là khi nơi này đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử lớn ở Pháp.
Xét về mặt kiến trúc, Notre - Dame Paris được xây dựng theo trường phái Gothic với đặc trưng là sự tiên phong trong họa tiết mái vòm nhọn có gờ, cùng các trụ chống tỳ và cửa sổ hoa văn hoa hồng. Các họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ theo chủ nghĩa tả thực cũng là kiểu thường thấy của những nhà thờ phong cách Gothic.
Château de Chantilly được xem như một trong những lâu đài đẹp nhất nước Pháp - được xây dựng từ khoảng năm 1560 theo phong cách Phục hưng (Renaissance). Lâu đài này nổi tiếng với phòng trưng bày nghệ thuật - Musée Condé, nơi lưu giữ những bộ sưu tập tranh đẹp nhất của Pháp, các bức tranh minh họa sách, nội thất cổ của thế kỷ 15 và 16 ở nước Pháp.
Lâu đài được xây dựng với 2 công trình là Petit Château và Grand Château, chủ yếu theo lối kiến trúc Phục Hưng. Đặc trưng của lối kiến trúc này là tầm quan trọng của tính đối xứng, tỷ lệ, áp dụng hình học và cách sắp xếp có trật tự của cột, trụ và các dầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và các gian nhỏ trong tổng thể thiết kế.
Cung điện Louvre là một trong những nơi có kiến trúc độc đáo bậc nhất với sự kết hợp hoàn hảo của các kiểu kiến trúc Louis XIII, Baroque, Tân cổ điển, Tân Baroque, Chủ nghĩa hiện đại,... Từ năm 1682, nơi đây chủ yếu là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thuộc bộ sưu tập hoàng gia và cho tới nay, nơi đây đã trở thành bảo tàng và được nhiều du khách ghé thăm để chiêm ngưỡng các bức họa nghệ thuật nổi tiếng.
Sự kết hợp trong phong cách kiến trúc của Louvre là kết quả của nhiều lần trùng tu lại của các kiến trúc sư nổi tiếng. Kiến trúc sư Pierre Lescot là người đầu tiên sửa pháo đài thành cung điện theo phong cách Phục hưng. Vào đầu thế kỷ 17, Jacques Lemercier đã tu sửa Louvre theo hướng phong cách Baroque Pháp. Lần xây dựng gần nhất là vào năm 1989, kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ I.M. Pei đã xây thêm kim tự tháp kính làm lối ra vào chính theo phong cách Hiện đại.
Khải Hoàn Môn - Đặc trưng kiến trúc Pháp phong cách Tân cổ điển
Khải Hoàn Môn nổi tiếng ở Pháp bởi là nơi vinh danh những người đã chiến đấu và hy sinh vì nước Pháp trong Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh Napoleon. Không chỉ là địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa rất lớn đối với người Pháp, Khải Hoàn Môn còn nổi tiếng với kiến trúc xây dựng của nó - phong cách Tân cổ điển.
Khu vực đài tưởng niệm được thiết kế và điêu khắc theo phong cách “phi phong cách” - tức là kiểu thiết kế không sử dụng cột hoặc trụ tường cho mục đích trang trí. Trên gác xép phía trên bức phù điêu về những người lính là 30 tấm khiên khắc tên những chiến thắng lớn của Pháp. Các bức tường bên trong của tượng đài liệt kê tên của các vị tướng người Pháp trong Đế chế Pháp đầu tiên và cả tên của những vị tướng tử trận.
Palais Garnier còn được biết đến là nhà hát Opera Garnier (L'Opéra Garnier), là nơi được xem như biểu tượng của Paris về sự xa hoa, cổ kính. Nó được xây dựng từ năm 1861 - 1875 theo lệnh của Hoàng đế Napoleon III bởi kiến trúc sư tài ba Charles Garnier.
Nhà hát Opera Garnier được xây dựng với sự kết hợp bởi 3 trường phái: Baroque, Chủ nghĩa cổ điển và kiến trúc Phục hưng, và được gọi chung là “phong cách Napoleon III”. Đặc trưng của phong cách này là sự kết hợp của tính đối xứng trục và các kỹ thuật, vật liệu hiện đại như sử dụng khung sắt - đặc trưng của phong cách Napoleon III.
Thêm nữa, bắt buộc phải trang trí mọi nơi trong công trình với thật nhiều màu sắc để làm nổi bật hiệu ứng sân khấu, cũng như sử dụng đá cẩm thạch, các tác phẩm điêu khắc được chạm trổ tỉ mỉ để thể hiện sự xa hoa và hào nhoáng cho nhà hát này.
Nhìn chung, kiến trúc Pháp có một lịch sử phát triển rất hưng thịnh và cho ra đời rất nhiều công trình “để đời”, vang danh mãi cho đến thế hệ sau này. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều hơn về nước Pháp, hãy theo dõi JPF nhé!
Một trong những điểm thú vị khi du lịch nước Pháp là các khía cạnh về nghệ thuật và kiến trúc Pháp. Các công trình kiến trúc cổ được xây dựng theo trường phái nghệ thuật phương Tây từ xa xưa đã trở thành những “viên ngọc quý” cho nước Pháp ngày nay.
Pháp nổi tiếng thế giới không chỉ với nền ẩm thực tinh tế, những thương hiệu thời trang xa xỉ, mà còn bởi những công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cổ kính lâu đời. Tầm quan trọng của kiến trúc và nghệ thuật ở Pháp được khẳng định với giải thưởng Prix de Rome - giải thưởng vinh dự được sáng lập năm 1663 dưới thời vua Louis XIV. Bất kỳ người nghệ sĩ nào cũng đều muốn có được danh dự này.
Đến nay, các công trình kiến trúc Pháp vẫn luôn là những địa điểm thu hút du khách hàng năm ghé thăm và chiêm ngưỡng những tác phẩm vượt thời gian. Không quá ngạc nhiên khi Pháp đứng đầu danh sách là nơi có lượt khách du lịch cao nhất Châu Âu trong nhiều năm.
Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ có nhiều thay đổi với nhiều phong cách khác nhau, dẫn tới trường phái nghệ thuật và cách bài trí cũng sẽ khác nhau. JPF sẽ giới thiệu cho bạn 6 công trình kiến trúc Pháp nổi tiếng nhé!
Lâu đài Versailles là nơi ở của vua Louis XIV, Louis XV và Louis XVI từ thời phong kiến Pháp, vô cùng đồ sộ với độ rộng 67.000 mét vuông với cấu trúc trên 2000 phòng và khu công viên có diện tích 815 héc ta.
Lâu đài Versailles được xây dựng theo chủ nghĩa cổ điển - phong cách Baroque với trọng tâm là sự đối xứng của cấu trúc tổng thể, nhiều hành lang có cột thẳng đứng. Các phần của lâu đài được trang trí lộng lẫy, dát vàng, mái hình vòm và hình thức có kết cấu phức tạp làm nổi bật chất hoàng gia.
Ngoài ra, phong cách Baroque nhấn mạnh vào sự hùng vĩ và phức tạp, sử dụng sự tương phản, hiệu ứng ảo ảnh, màu sắc tươi sáng và ánh sáng để nâng tầm không gian nên có thể thấy Château de Versailles là một điển hình rõ rệt nhất của phong cách này.
Nói về một công trình kiến trúc lâu đời có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tôn giáo bậc nhất ở Pháp thì đó là Notre - Dame Paris (Nhà Thờ Đức Bà Paris). Nơi đây được xây dựng từ năm 1260 thời trung cổ và được cải thiện tiếp tục ở những thế kỷ sau. Notre - Dame Paris thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, nó có ý nghĩa rất lớn với người dân Pháp, đặc biệt là khi nơi này đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử lớn ở Pháp.
Xét về mặt kiến trúc, Notre - Dame Paris được xây dựng theo trường phái Gothic với đặc trưng là sự tiên phong trong họa tiết mái vòm nhọn có gờ, cùng các trụ chống tỳ và cửa sổ hoa văn hoa hồng. Các họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ theo chủ nghĩa tả thực cũng là kiểu thường thấy của những nhà thờ phong cách Gothic.
Château de Chantilly được xem như một trong những lâu đài đẹp nhất nước Pháp - được xây dựng từ khoảng năm 1560 theo phong cách Phục hưng (Renaissance). Lâu đài này nổi tiếng với phòng trưng bày nghệ thuật - Musée Condé, nơi lưu giữ những bộ sưu tập tranh đẹp nhất của Pháp, các bức tranh minh họa sách, nội thất cổ của thế kỷ 15 và 16 ở nước Pháp.
Lâu đài được xây dựng với 2 công trình là Petit Château và Grand Château, chủ yếu theo lối kiến trúc Phục Hưng. Đặc trưng của lối kiến trúc này là tầm quan trọng của tính đối xứng, tỷ lệ, áp dụng hình học và cách sắp xếp có trật tự của cột, trụ và các dầm đỡ, cũng như việc sử dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và các gian nhỏ trong tổng thể thiết kế.
Cung điện Louvre là một trong những nơi có kiến trúc độc đáo bậc nhất với sự kết hợp hoàn hảo của các kiểu kiến trúc Louis XIII, Baroque, Tân cổ điển, Tân Baroque, Chủ nghĩa hiện đại,... Từ năm 1682, nơi đây chủ yếu là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật thuộc bộ sưu tập hoàng gia và cho tới nay, nơi đây đã trở thành bảo tàng và được nhiều du khách ghé thăm để chiêm ngưỡng các bức họa nghệ thuật nổi tiếng.
Sự kết hợp trong phong cách kiến trúc của Louvre là kết quả của nhiều lần trùng tu lại của các kiến trúc sư nổi tiếng. Kiến trúc sư Pierre Lescot là người đầu tiên sửa pháo đài thành cung điện theo phong cách Phục hưng. Vào đầu thế kỷ 17, Jacques Lemercier đã tu sửa Louvre theo hướng phong cách Baroque Pháp. Lần xây dựng gần nhất là vào năm 1989, kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ I.M. Pei đã xây thêm kim tự tháp kính làm lối ra vào chính theo phong cách Hiện đại.
Khải Hoàn Môn - Đặc trưng kiến trúc Pháp phong cách Tân cổ điển
Khải Hoàn Môn nổi tiếng ở Pháp bởi là nơi vinh danh những người đã chiến đấu và hy sinh vì nước Pháp trong Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh Napoleon. Không chỉ là địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa rất lớn đối với người Pháp, Khải Hoàn Môn còn nổi tiếng với kiến trúc xây dựng của nó - phong cách Tân cổ điển.
Khu vực đài tưởng niệm được thiết kế và điêu khắc theo phong cách “phi phong cách” - tức là kiểu thiết kế không sử dụng cột hoặc trụ tường cho mục đích trang trí. Trên gác xép phía trên bức phù điêu về những người lính là 30 tấm khiên khắc tên những chiến thắng lớn của Pháp. Các bức tường bên trong của tượng đài liệt kê tên của các vị tướng người Pháp trong Đế chế Pháp đầu tiên và cả tên của những vị tướng tử trận.
Palais Garnier còn được biết đến là nhà hát Opera Garnier (L'Opéra Garnier), là nơi được xem như biểu tượng của Paris về sự xa hoa, cổ kính. Nó được xây dựng từ năm 1861 - 1875 theo lệnh của Hoàng đế Napoleon III bởi kiến trúc sư tài ba Charles Garnier.
Nhà hát Opera Garnier được xây dựng với sự kết hợp bởi 3 trường phái: Baroque, Chủ nghĩa cổ điển và kiến trúc Phục hưng, và được gọi chung là “phong cách Napoleon III”. Đặc trưng của phong cách này là sự kết hợp của tính đối xứng trục và các kỹ thuật, vật liệu hiện đại như sử dụng khung sắt - đặc trưng của phong cách Napoleon III.
Thêm nữa, bắt buộc phải trang trí mọi nơi trong công trình với thật nhiều màu sắc để làm nổi bật hiệu ứng sân khấu, cũng như sử dụng đá cẩm thạch, các tác phẩm điêu khắc được chạm trổ tỉ mỉ để thể hiện sự xa hoa và hào nhoáng cho nhà hát này.
Nhìn chung, kiến trúc Pháp có một lịch sử phát triển rất hưng thịnh và cho ra đời rất nhiều công trình “để đời”, vang danh mãi cho đến thế hệ sau này. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều hơn về nước Pháp, hãy theo dõi JPF nhé!
Đăng ký du học Pháp qua cổng thông tin Parcoursup với đa dạng chương trình đào tạo đại học và tham khảo quy trình dự tuyển mới nhất.
Đọc tiếpKhám phá các trang web sửa lỗi ngữ pháp tiếng Pháp và trở thành trợ thủ đắc lực trong hành trình chinh phục kỹ năng viết tiếng Pháp
Đọc tiếpMở rộng vốn từ vựng tiếng Pháp B2 với các chủ đề công việc, giao tiếp và báo chí - truyền thông. Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và tự tin sử dụng tiếng Pháp hiệu quả!
Đọc tiếpKhám phá tổng hợp đề thi Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp. Nắm vững kiến thức chuyên môn và cấu trúc đề thi để rèn luyện tư duy phản biện.
Đọc tiếpTheo dõi lịch thi DELF - DALF 2025 mới nhất. Bạn muốn tìm hiểu về cách thức đăng ký dự thi và lệ phí thi DELF, DALF 2025.
Đọc tiếp