Hệ thống giáo dục đại học của Pháp

JPF Je Parle Français

Minh Huyền

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Nền giáo dục đại học của Pháp luôn nằm trong “top” những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Với chương trình giảng dạy chất lượng, chi phí hợp lý, sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở và hệ thống giáo dục đào tạo, số lượng du học sinh tại Pháp ngày càng tăng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng JPF tìm hiểu những điểm đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp nhé!

1. Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông (lycée), học sinh sẽ phải trải qua kì thi cuối cấp để lấy bằng Baccalauréat và tiếp tục chương trình đại học. Hiện nay, Pháp có mạng lưới đa dạng các cơ sở giáo dục đại học từ công lập đến tư lập. Hệ thống giáo dục đại học của Pháp cũng được thiết kế linh hoạt với nhiều ngành nghề, bằng cấp, lĩnh vực.  

Hệ thống bằng cấp giáo dục đại học ở Pháp 

Hệ thống bằng cấp đào tạo đại học của Pháp được xây dựng và áp dụng theo hệ thống chung của Liên minh Châu Âu - LMD (Licence - Master - Doctorat), tương ứng với 3 trình độ: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. 

Mỗi trình độ được quy định thời gian đào tạo và số ECTS (tín chỉ) cụ thể, người học cần phải hoàn thành để có thể nhận bằng. Theo đó, hệ cử nhân với 3 năm học tương ứng 180 ECTS, hệ thạc sĩ với 2 năm học tương ứng 300 ECTS và hệ tiến sĩ với 3 năm tương ứng 180 ECTS. 

1.2. Bằng Cử nhân (Licence)

Như đã tìm hiểu ở phần trên, Licence (Bằng cử nhân) sẽ là bằng cấp đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Bằng licence sẽ tương ứng với trình độ Bac+3, được cấp sau 3 năm học đại học (6 học kỳ) và hoàn thành đủ 180 tín chỉ ECTS. 3 năm học của chương trình cử nhân lần lượt là: L1 (năm nhất), L2 (năm hai), L3 (năm 3). 

Ở năm thứ nhất và thứ hai, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản thuộc ngành nghề mà mình theo học. Ở năm 3, sinh viên sẽ học chuyên sâu hơn về chuyên ngành cụ thể. Các chuyên ngành được phân loại theo 4 lĩnh vực chính: 

  • Nghệ thuật, văn học, ngoại ngữ (Arts, lettres, langues)
  • Khoa học xã hội và nhân văn (Sciences humaines et sociales)
  • Luật, kinh tế và quản lý (Droit, économie et gestion)
  • Khoa học và kỹ thuật y tế (Sciences et technologies pour la santé)

Hiện nay, tại một số các trường đại học còn có chương trình đào tạo bằng kép, sinh viên có thể học và lấy bằng 2 lĩnh vực khác nhau. 

Xem thêm: Du học Pháp có những ngành nào?

1.3. Bằng Thạc sĩ (Master)

Bằng thạc sĩ hay Master là loại bằng cấp quốc gia tiếp theo trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Bằng thạc sĩ được cấp sau khi sinh viên đã có bằng đại học (licence). Chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ kéo dài 2 năm: M1 (thạc sĩ năm nhất), M2 (thạc sĩ năm hai) với tổng số tín chỉ cần hoàn thành là 120 ECTS. Trình độ thạc sĩ sẽ tương ứng Bac+5. 

Bằng thạc sĩ cũng được chia làm nhiều loại bao gồm:

  • Thạc sĩ nghiên cứu (Le master de recherche)
  • Thạc sĩ thực hành (Le master professionnel)
  • Thạc sĩ kỹ thuật/ Bằng kỹ sư (Le master ingénieur)

Thời gian của mỗi chương trình đào tạo thạc sĩ đều tương tự nhau, tuy nhiên mỗi bằng cấp lại hướng đến mục đích riêng, việc đa dạng các loại bằng cấp thạc sĩ giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn bằng cấp phù hợp với định hướng trong tương lai. 

1.4. Bằng Tiến sĩ (Doctorat)

Bằng tiến sĩ (Doctorat) là bằng cấp cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Sinh viên đã tốt nghiệp và có bằng thạc sĩ hoặc trình độ tương đương có thể tiếp tục học lên tiến sĩ. Chương trình đào tạo tiến sĩ tại Pháp kéo dài trong vòng 3 năm và để nhận bằng, sinh viên sẽ cần phải bảo vệ luận án tiến sĩ. 

Việc đào tạo tiến sĩ được tổ chức trong các trường tiến sĩ (l’École Doctorale). Có khoảng 270 trường tiến sĩ với 2500 phòng thí nghiệm nghiên cứu trải rộng trên khắp nước Pháp. Các trường sẽ đào tạo và tổ chức các hoạt động của nghiên cứu sinh. Mỗi năm ở Pháp có khoảng gần 15.000 tiến sĩ trong các lĩnh vực: khoa học công nghệ, khoa học xã hội, sinh học và sức khỏe. 

1.5. Một số các bằng đào tạo khác

Bên cạnh các bằng cấp trên, giáo dục đại học ở Pháp còn công nhận các bằng quốc gia về đào tạo nghề như BTS (Brevet de Technicien Supérieur) - chứng chỉ kỹ thuật viên cao cấp) và BUT (Bachelor Universitaire de Technologie) - Bằng cử nhân Đại học Công nghệ. 

Xem thêm: Du học Pháp chương trình BUT

2. Các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở Pháp

2.1. Các trường đại học tổng hợp - Université

Hệ thống giáo dục đại học của Pháp bao gồm cả công lập và tư thục, tuy nhiên đa phần sẽ là các trường công lập với khoảng 73 trường trên khắp lãnh thổ. Các trường Đại học Tổng hợp sẽ là nơi đào tạo các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và cấp các bằng quốc gia theo hệ thống giáo dục L-M-D. 

Một số trường Đại học tổng hợp tại Pháp có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới như: Đại học Tổng hợp Paris Saclay, Aix-Marseille, Grenoble Alpes, Paris Sciences,.. Ngoài ra, trực thuộc các trường Đại học Tổng hợp còn có các Viện Đại học Công nghệ (IUT), Viện nghiên cứu. 

2.2. Các trường lớn - Grande École

Grande École là một trong những mô hình giáo dục đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Phần lớn chương trình đào tạo tại các Grande École sẽ là đào tạo trình độ bậc cao, cấp các bằng thạc sĩ (Bac+5) hoặc các bằng cấp có giá trị tương đương. Grande École cũng là nơi đào tạo các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kỹ thuật,...

Chính vì sự riêng biệt về chương trình nên tiêu chuẩn đầu vào của các Grande École sẽ rất cao và khắt khe. Để vào các trường này, thí sinh sẽ cần tham gia vào các lớp học dự bị vào Grande École (CPGE) trong vòng 2 năm, sau đó tham dự các kỳ thi đầu vào do các trường lớn tổ chức. 

2.3. Các trường và viện đào tạo chuyên ngành

Ngoài các trường đại học tổng hợp hay các Grande École, Pháp còn có hệ thống các trường và học viện đào tạo dành riêng cho một số các lĩnh vực, ngành nghề, theo đó:

  • Lĩnh vực kiến trúc: Các trường Đại học Kiến trúc Quốc gia (ENSA), Viện khoa học ứng dụng quốc gia (INSA), Trường Chuyên ngành Kiến trúc (ESA)
  • Lĩnh vực nghệ thuật: Các trường Mỹ thuật ứng dụng (ESAA), các trường Mỹ thuật (ESA)
  • Lĩnh vực chính trị: Các học viện chính trị (IEP) 
Xem thêm: Top 5 trường đại học hàng đầu tại Pháp 2024

Pháp luôn đứng “top” các nước thu hút nhiều du học sinh nhất mỗi năm, không chỉ bởi nền giáo dục chất lượng mà còn bởi những chính sách hỗ trợ, cấp học bổng cho sinh viên. Chính vì vậy, nếu bạn có ước mơ du học trời Âu thì Pháp chắc chắn sẽ là nơi đáng để lựa chọn. Đặc biệt, JPF hiện nay cũng có các khóa học tiếng Pháp từ cơ bản đến nâng cao và các khóa luyện thi giúp các bạn tự tin giao tiếp hay apply du học. Hãy liên hệ ngay với chúng mình để được tư vấn nha! 

TAGS :

Hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Nền giáo dục đại học của Pháp luôn nằm trong “top” những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Với chương trình giảng dạy chất lượng, chi phí hợp lý, sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở và hệ thống giáo dục đào tạo, số lượng du học sinh tại Pháp ngày càng tăng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng JPF tìm hiểu những điểm đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp nhé!
Hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Nền giáo dục đại học của Pháp luôn nằm trong “top” những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Với chương trình giảng dạy chất lượng, chi phí hợp lý, sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở và hệ thống giáo dục đào tạo, số lượng du học sinh tại Pháp ngày càng tăng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng JPF tìm hiểu những điểm đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp nhé!

1. Các loại bằng cấp trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông (lycée), học sinh sẽ phải trải qua kì thi cuối cấp để lấy bằng Baccalauréat và tiếp tục chương trình đại học. Hiện nay, Pháp có mạng lưới đa dạng các cơ sở giáo dục đại học từ công lập đến tư lập. Hệ thống giáo dục đại học của Pháp cũng được thiết kế linh hoạt với nhiều ngành nghề, bằng cấp, lĩnh vực.  

Hệ thống bằng cấp giáo dục đại học ở Pháp 

Hệ thống bằng cấp đào tạo đại học của Pháp được xây dựng và áp dụng theo hệ thống chung của Liên minh Châu Âu - LMD (Licence - Master - Doctorat), tương ứng với 3 trình độ: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. 

Mỗi trình độ được quy định thời gian đào tạo và số ECTS (tín chỉ) cụ thể, người học cần phải hoàn thành để có thể nhận bằng. Theo đó, hệ cử nhân với 3 năm học tương ứng 180 ECTS, hệ thạc sĩ với 2 năm học tương ứng 300 ECTS và hệ tiến sĩ với 3 năm tương ứng 180 ECTS. 

1.2. Bằng Cử nhân (Licence)

Như đã tìm hiểu ở phần trên, Licence (Bằng cử nhân) sẽ là bằng cấp đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Bằng licence sẽ tương ứng với trình độ Bac+3, được cấp sau 3 năm học đại học (6 học kỳ) và hoàn thành đủ 180 tín chỉ ECTS. 3 năm học của chương trình cử nhân lần lượt là: L1 (năm nhất), L2 (năm hai), L3 (năm 3). 

Ở năm thứ nhất và thứ hai, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản thuộc ngành nghề mà mình theo học. Ở năm 3, sinh viên sẽ học chuyên sâu hơn về chuyên ngành cụ thể. Các chuyên ngành được phân loại theo 4 lĩnh vực chính: 

  • Nghệ thuật, văn học, ngoại ngữ (Arts, lettres, langues)
  • Khoa học xã hội và nhân văn (Sciences humaines et sociales)
  • Luật, kinh tế và quản lý (Droit, économie et gestion)
  • Khoa học và kỹ thuật y tế (Sciences et technologies pour la santé)

Hiện nay, tại một số các trường đại học còn có chương trình đào tạo bằng kép, sinh viên có thể học và lấy bằng 2 lĩnh vực khác nhau. 

Xem thêm: Du học Pháp có những ngành nào?

1.3. Bằng Thạc sĩ (Master)

Bằng thạc sĩ hay Master là loại bằng cấp quốc gia tiếp theo trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Bằng thạc sĩ được cấp sau khi sinh viên đã có bằng đại học (licence). Chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ kéo dài 2 năm: M1 (thạc sĩ năm nhất), M2 (thạc sĩ năm hai) với tổng số tín chỉ cần hoàn thành là 120 ECTS. Trình độ thạc sĩ sẽ tương ứng Bac+5. 

Bằng thạc sĩ cũng được chia làm nhiều loại bao gồm:

  • Thạc sĩ nghiên cứu (Le master de recherche)
  • Thạc sĩ thực hành (Le master professionnel)
  • Thạc sĩ kỹ thuật/ Bằng kỹ sư (Le master ingénieur)

Thời gian của mỗi chương trình đào tạo thạc sĩ đều tương tự nhau, tuy nhiên mỗi bằng cấp lại hướng đến mục đích riêng, việc đa dạng các loại bằng cấp thạc sĩ giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn bằng cấp phù hợp với định hướng trong tương lai. 

1.4. Bằng Tiến sĩ (Doctorat)

Bằng tiến sĩ (Doctorat) là bằng cấp cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Sinh viên đã tốt nghiệp và có bằng thạc sĩ hoặc trình độ tương đương có thể tiếp tục học lên tiến sĩ. Chương trình đào tạo tiến sĩ tại Pháp kéo dài trong vòng 3 năm và để nhận bằng, sinh viên sẽ cần phải bảo vệ luận án tiến sĩ. 

Việc đào tạo tiến sĩ được tổ chức trong các trường tiến sĩ (l’École Doctorale). Có khoảng 270 trường tiến sĩ với 2500 phòng thí nghiệm nghiên cứu trải rộng trên khắp nước Pháp. Các trường sẽ đào tạo và tổ chức các hoạt động của nghiên cứu sinh. Mỗi năm ở Pháp có khoảng gần 15.000 tiến sĩ trong các lĩnh vực: khoa học công nghệ, khoa học xã hội, sinh học và sức khỏe. 

1.5. Một số các bằng đào tạo khác

Bên cạnh các bằng cấp trên, giáo dục đại học ở Pháp còn công nhận các bằng quốc gia về đào tạo nghề như BTS (Brevet de Technicien Supérieur) - chứng chỉ kỹ thuật viên cao cấp) và BUT (Bachelor Universitaire de Technologie) - Bằng cử nhân Đại học Công nghệ. 

Xem thêm: Du học Pháp chương trình BUT

2. Các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp

Hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở Pháp

2.1. Các trường đại học tổng hợp - Université

Hệ thống giáo dục đại học của Pháp bao gồm cả công lập và tư thục, tuy nhiên đa phần sẽ là các trường công lập với khoảng 73 trường trên khắp lãnh thổ. Các trường Đại học Tổng hợp sẽ là nơi đào tạo các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và cấp các bằng quốc gia theo hệ thống giáo dục L-M-D. 

Một số trường Đại học tổng hợp tại Pháp có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới như: Đại học Tổng hợp Paris Saclay, Aix-Marseille, Grenoble Alpes, Paris Sciences,.. Ngoài ra, trực thuộc các trường Đại học Tổng hợp còn có các Viện Đại học Công nghệ (IUT), Viện nghiên cứu. 

2.2. Các trường lớn - Grande École

Grande École là một trong những mô hình giáo dục đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học của Pháp. Phần lớn chương trình đào tạo tại các Grande École sẽ là đào tạo trình độ bậc cao, cấp các bằng thạc sĩ (Bac+5) hoặc các bằng cấp có giá trị tương đương. Grande École cũng là nơi đào tạo các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kỹ thuật,...

Chính vì sự riêng biệt về chương trình nên tiêu chuẩn đầu vào của các Grande École sẽ rất cao và khắt khe. Để vào các trường này, thí sinh sẽ cần tham gia vào các lớp học dự bị vào Grande École (CPGE) trong vòng 2 năm, sau đó tham dự các kỳ thi đầu vào do các trường lớn tổ chức. 

2.3. Các trường và viện đào tạo chuyên ngành

Ngoài các trường đại học tổng hợp hay các Grande École, Pháp còn có hệ thống các trường và học viện đào tạo dành riêng cho một số các lĩnh vực, ngành nghề, theo đó:

  • Lĩnh vực kiến trúc: Các trường Đại học Kiến trúc Quốc gia (ENSA), Viện khoa học ứng dụng quốc gia (INSA), Trường Chuyên ngành Kiến trúc (ESA)
  • Lĩnh vực nghệ thuật: Các trường Mỹ thuật ứng dụng (ESAA), các trường Mỹ thuật (ESA)
  • Lĩnh vực chính trị: Các học viện chính trị (IEP) 
Xem thêm: Top 5 trường đại học hàng đầu tại Pháp 2024

Pháp luôn đứng “top” các nước thu hút nhiều du học sinh nhất mỗi năm, không chỉ bởi nền giáo dục chất lượng mà còn bởi những chính sách hỗ trợ, cấp học bổng cho sinh viên. Chính vì vậy, nếu bạn có ước mơ du học trời Âu thì Pháp chắc chắn sẽ là nơi đáng để lựa chọn. Đặc biệt, JPF hiện nay cũng có các khóa học tiếng Pháp từ cơ bản đến nâng cao và các khóa luyện thi giúp các bạn tự tin giao tiếp hay apply du học. Hãy liên hệ ngay với chúng mình để được tư vấn nha! 

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Mẫu viết thư tiếng Pháp trang trọng

Viết thư tiếng Pháp theo phong cách trang trọng là một kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc. Bức thư thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng của bạn đối với người nhận.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Ăn sáng kiểu Pháp: nét đặc trưng từ thế kỷ 19

Bữa sáng kiểu Pháp là nét văn hóa đặc trưng thể hiện sự sang trọng và tinh tế của người Pháp. Cùng JPF tìm hiểu bữa sáng kiểu Pháp có gì hay ho nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Cách sử dụng trạng từ tiếng Pháp

Trạng từ là một phần quan trọng trong tiếng Pháp. Việc sử dụng trạng từ đúng cách và hiệu quả sẽ giúp câu văn của bạn truyền tải đầy đủ thông tin và sinh động hơn.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Luyện thi TCF: những điểm cần lưu ý

Cần lưu ngay những kinh nghiệm và bí kíp luyện thi TCF sau để đạt được kết quả tốt nhất.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Đáp án tham khảo đề thi tiếng Pháp THPT Quốc gia

Thí sinh đã hoàn thành bài thi môn tiếng Pháp trong kỳ thi THPT Quốc gia 2024. Dưới đây là đáp án tham khảo dành cho các bạn học sinh môn tiếng Pháp

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
5 tờ báo tiếng Pháp miễn phí nâng cao kỹ năng đọc hiểu

đọc những tờ báo Pháp miễn phí giúp các bạn nâng cao kỹ năng đọc hiểu và vốn từ tiếng Pháp.

Đọc tiếp