Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 giúp bạn nắm vững các kiến thức cơ bản như thì hiện tại, quá khứ đơn, giới từ, và cấu trúc câu đơn giản. JPF mang đến bộ tài liệu cùng bài tập dễ hiểu hỗ trợ học viên sử dụng ngữ pháp tiếng Pháp A2 hiệu quả trong giao tiếp và viết chính xác.

Đối với người học tiếng Pháp, việc nắm chắc ngữ pháp tiếng Pháp và sở hữu vốn từ vựng nhất định sẽ giúp ích rất nhiều cho các kỹ năng viết lách và giao tiếp. Ở trình độ tiếng Pháp A2, người học sẽ được học sâu thêm một vài điểm ngữ pháp đã từng học ở trình độ A1 và kèm theo những kiến thức mới. Sau đây là tổng hợp các điểm chính trong ngữ pháp tiếng Pháp A2 

1. Danh từ (Les noms)

Danh từ là phần ngữ pháp tiếng Pháp cực kỳ quan trọng cho những bạn đang theo học ngữ pháp tiếng pháp A2. Các trường hợp, nguyên tắc của danh từ mà bạn cần nhớ sẽ được JPF đề cập ngay dưới đây. 

Danh từ tiếng Pháp
Danh từ là phần ngữ pháp quan trọng trong ngữ pháp tiếng Pháp A2

1.1. Danh từ giống đực (Les noms masculins)

Danh từ giống đực trong ngữ pháp tiếng Pháp được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Chỉ các thứ trong tuần: le lundi, le mardi,..
  • Chỉ các mùa trong năm: le printemps, l’été, l’automne, l’hiver
  • Chỉ tiếng các nước: le français, le vietnamien,...
  • Chỉ tên các loài cây: le chêne, le pin, le rosier,...
  • Những danh từ có đuôi:

-ail: le travail, l’éventail,...

-ment: le médicament, le changement, le segment, le déroulement,...

-in: le lapin, le matin, le patin,...

-isme: l’individualisme, le nationalisme, le pessimisme

-oir: le couloir, le mouchoir

-eil: le réveil, le soleil, l'appareil

-age: l'âge, le fromage, le message,... (trừ: l’image, la page, la plage, la rage)

1.2. Danh từ giống cái (Les noms féminins)

Danh từ giống cái trong ngữ pháp tiếng Pháp được sử dụng trong những trường hợp sau:

Tên các quốc gia có đuôi -e: La France, La Croatie, La Roumanie, La Russie,..

Những danh từ có đuôi:

  • -tion: la question, l’intonation, la communication,... (trừ: le bastion)
  • -xion: la connexion, la réflexion,...
  • -sion: la passion, la mission, la tension,...
  • -aille: la paille, la taille,...
  • -ette: la cassette, la fillette,...
  • -erie: la boulangerie, la pâtisserie,..
  • -esse: la paresse, la jeunesse,...
  • -ière: l'infirmière, l'ouvrière, la pâtissière,...
  • -té: la qualité, la nécessité,...
  • -ure: la ceinture, la nourriture,...

1.3. Danh từ số ít và danh từ số nhiều (Le singulier et pluriel du nom)

Danh từ tiếng Pháp số ý, số nhiều
Danh từ tiếng Pháp số ít, số nhiều
  • Danh từ số nhiều trong ngữ pháp tiếng Pháp thường được thành lập bằng cách thêm “s” vào danh từ số ít.
  • Khi danh từ số ít có tận cùng là -s, -x hoặc -z thì bất biến ở dạng số nhiều.
  • Những danh từ số ít có đuôi -al hoặc -au thì khi chuyển sang số nhiều ta phải đổi đuôi thành: aux 

Ex: le travail => les travaux

Ngoại trừ: un / le carnaval => des / les carnavals; un / le fatal => des / les fatals

  • Những danh từ số ít tận cùng bằng eu khi chuyển sang số nhiều ta phải đổi đuôi đó thành: eux 

Ex: le feu => les feux; le jeu => les jeux

Ngoại trừ: un / le pneu => des / les pneus)

  • Những danh từ số ít với đuôi -ou khi chuyển sang số nhiều thêm "x" vào sau ou

Ex: le caillou => les cailloux

2. Tính từ (Les adjectifs)

Tính từ tiếng Pháp
Tính từ - yếu tố thiết yếu trong một câu tiếng Pháp

Các kiến thức về tính từ trong ngữ pháp tiếng Pháp A2 là không thể không nhắc đến được. Đây là phần khá quan trọng để người học vận dụng vào trong các kỹ năng tiếng Pháp. Cùng JPF ôn lại cách sử dụng và chức năng của tính từ ngay sau đây.

2.1. Tính từ giống đực và giống cái (Les adjectifs masculins et féminins)

Thông thường trong ngữ pháp tiếng Pháp, khi chuyển từ một tính từ giống đực sang giống cái, chúng ta sẽ thêm đuôi “e” vào dạng giống đực để được dạng giống cái của tính từ.

Ex: 

  • Nam est vietnamien.
  • Trang est vietnamienne.

Nếu bản chất của tính từ đã kết thúc bằng đuôi -e, tính từ dạng giống cái sẽ không thay đổi.

Ex:

  • La table est rouge.
  • Le chien est jaune.

Một số đuôi tính từ chuyển từ dạng giống đực sang dạng giống cái:

Giống đực (Masculin) Giống cái (Féminin) Ví dụ
-el -elle naturel => naturelle (tự nhiên)
annuel => annuelle (hằng năm)
-er -ère premier => première (thứ nhất)
dernier => dernière (cuối cùng)
boulanger => boulangère (thợ làm bánh mì)
-g -gue long => longue (dài)
-en -enne hanoï => hanoïenne (người Hà Nội)
moyen => moyenne (trung bình)
ancien => ancienne (cũ, cổ)
-on -onne bon => bonne (tốt)
mignon => mignonne (dễ thương)
-eur
-eux
-euse flatteur => flatteuse (nịnh hót)
curieux => curieuse (tò mò)
heureux => heureuse (hạnh phúc)
amoureux => amoureuse (đang yêu)
-f -ve passif=> passive (bị động)
neuf => neuve (mới)
négatif => négative (tiêu cực)

2.2. Tính từ số ít và số nhiều (Le singulier et pluriel des adjectifs)

Tính từ số nhiều trong ngữ pháp tiếng Pháp thường được thành lập bằng cách thêm "s" vào sau tính từ số ít.

Ex: 

  • Les tables sont rouges.
  • Les belles maisons.

Riêng đối với tính từ số ít tận cùng bằng "s" hoặc "x" thì nó không đổi khi chuyển sang số nhiều.

Một số tính từ số ít được đổi đuôi khi chuyển sang số nhiều -al thành -aux (trừ một số trường hợp đặc biệt: banal => banals;  naval => navals), -eau thành -eaux.

Với danh từ chỉ nhiều người hoặc nhiều vật gồm cả giống đực và giống cái thì tính từ bổ trợ cho nó phải ở dạng giống đực số nhiều.

Ex: Marie et Thomas sont gentils.

2.3. Vị trí của tính từ

Thông thường, đa số các tính từ trong ngữ pháp tiếng Pháp sẽ đứng sau danh từ. Có thể kể đến như các tính từ chỉ màu sắc, hình dạng, ngoại hình, quốc tịch.

Ex:

  • Un chat jaune
  • Les hommes vietnamiens
  • Une église catholique
  • Les tables rondes

Vị trí của tính từ sẽ đứng trước danh từ khi: 

  • Là các tính từ ngắn như: joli, beau, jeune, ancien, petit, grand, gros, mauvais, bon, nouveau,.... 
  • Là số từ thứ tự 

Ex: Le quinzième siècle

  • Ngoài ra, cũng có một số tính từ đứng cả ở vị trí trước và sau danh từ và đương nhiên nghĩa sẽ thay đổi

Ex:

  • Un ancien étudiant = cựu sinh viên

          Un meuble ancien = đồ cổ (un meuble vieux et qui a de la valeur)

  • Un brave homme = người lương thiện, tử tế (gentil et serviable)

          Un homme brave = người dũng cảm (un homme courageux)

  • Un grand homme = một người vĩ đại (un homme célèbre)

          Un homme grand = một người cao to (de haute taille)

3. Các thì ngữ pháp tiếng Pháp A2 (Les temps)

Các thì tiếng Pháp
Các thì ngữ pháp tiếng Pháp A2 cần nắm vững 

3.1. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Présent

Ở điểm ngữ pháp tiếng Pháp A2 này, JPF chủ yếu sẽ đề cập về cách chia động từ nhóm 2 và nhóm 3 thì Présent.

  • Quy tắc chia động từ nhóm 2: bỏ đuôi -ir, thêm đuôi -is,-is,-it, -issons, -issez, -issent
Pronoms
personnels sujets
Finir Réussir
Je finis réussis
Tu finis réussis
Il/Elle finit réussit
Nous finissons réussissons
Vous finissez réussissez
Ils/Elles finissent réussissent
  • Động từ nhóm 3 là nhóm bất quy tắc, tuy nhiên, cũng có những động từ với các quy tắc chia gần giống nhau. Chẳng hạn như: partir, dormir, mentir, sentir...
Pronoms
personnels sujets
Partir Dormir
Je pars dors
Tu pars dors
Il/ Elle part dort
Nous partons dormons
Vous partez dormez
Ils / Elles partent dorment
  • Ngoài ra có 4 động từ bất quy tắc thường xuyên gặp trong ngữ pháp tiếng Pháp sau đây:
Pronoms
personnels sujets
Avoir Être Aller Faire
Je ai suis vais fais
Tu as es vas fais
Il / elle a est va fait
Nous avons sommes allons faisons
Vous avez êtes allez faites
Ils / Elles ont sont vont font

Đặc biệt, trong ngữ pháp tiếng Pháp còn có động từ phản thân (verbe pronominal) mang chức năng phản thân, hỗ tương hoặc tự động gây ra. 

Ex: se lever (tự thức dậy), s'appeler (xưng danh)...

Xem thêm: Cách chia động từ tiếng Pháp - Tất cả về thì hiện tại đơn

3.2. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Passé composé

Passé composé được gọi nôm na là thì quá khứ kép, vì đơn giản là các động từ chính được chia ở thì này phải đi kèm với trợ động từ “avoir” hoặc “être”. Công thức chung cần phải nhớ khi học điểm ngữ pháp tiếng Pháp này như sau:

Sujet (chủ ngữ) + Auxiliaire “Avoir” ou “Être” (trợ động từ Avoir hoặc Être) + Participe passé du verbe (quá khứ phân từ của động từ chính)

Ex: Il est parti en France où il a acheté une maison (Anh ấy đã đến Pháp nơi mà anh ấy đã mua nhà)

Ở điểm ngữ pháp tiếng Pháp này, JPF chủ yếu sẽ đề cập đến các động từ đi với trợ động từ “être”:

Các động từ phản thân như se lever (thức dậy), se laver (tắm rửa), s’habiller (mặc quần áo)…

Ngoài ra, trợ động từ “être” thường được dùng với 14 động từ diễn tả hành động hoặc sự thay đổi về trạng thái. Để dễ dàng ghi nhớ điểm ngữ pháp tiếng Pháp A2 này, chúng ta có thể học bằng cách so sánh như say:

  • Entrer (đi vào) / Sortir (đi ra)
    Monter (đi lên) / Descendre (đi xuống)
  • Passer (đi qua) / Rester (ở lại)
  • Arriver (đến nơi) / Partir (khởi hành)
  • Aller (đi) / Venir (đến)
  • Naître (sinh ra) / Mourir (mất đi)
  • Retourner (quay lại) / tomber (rơi xuống)
Xem thêm: Le passé composé là gì? Cách dùng thì quá khứ kép tiếng Pháp

3.3. Ngữ pháp tiếng Pháp thì L’imparfait

L'imparfait là ngữ pháp tiếng Pháp dùng để diễn tả các hành động và thói quen diễn ra trong quá khứ.

Cách chia thì L'imparfait khá đơn giản, các bạn bỏ phần đuôi -ons của đại từ Nous của thì hiện tại và thêm đuôi như sau:

Je + ais
Tu + ais
Il/ Elle + ait
Nous + ions
Vous + iez
Ils/elles + aient

Ex: Il y avait, il était, il faisait, nous parlions,...

Xem thêm: Thì Imparfait - Cách phân biệt Imparfait và Passé composé

3.4. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Futur antérieur

Thì tương lai phức (futur antérieur) là ngữ pháp tiếng Pháp dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong tương lai.

Ex:

  • Je sortirai quand j'aurai fini mes devoirs. (Hành động làm bài tập xảy ra trước hành động đi ra ngoài)
  • Quand vous arriverez j'aurai déjà dîné. (Hành động ăn tối xảy ra trước hành động đến)
Xem thêm: Thì Futur trong tiếng Pháp

4. Giới từ (La préposition)

Giới từ tiếng Pháp
Giới từ tiếng Pháp và hai chức năng chính cần nắm khi học ngữ pháp tiếng Pháp

Giới từ là một kiến thức không thể thiếu trong khi học ngữ pháp tiếng Pháp A2. Trong ngữ pháp tiếng Pháp, giới từ làm nhiệm vụ dẫn vào trong câu các bổ ngữ gián tiếp (COI) của động từ hoặc các bổ ngữ chỉ tình huống, thời điểm, địa điểm. Sau đây là hai chức năng quan trọng của giới từ mà các bạn cần ôn tập lại khi học ngữ pháp tiếng Pháp A2:

  • Chỉ nơi chốn trong Tiếng Pháp (les prépositions de lieu)

Ex: à côté de, jusqu’à, chez, loin de…

  • Chỉ thời gian trong Tiếng Pháp (les prépositions de temps)

Ex: de… à, à partir de, avant, après, dans, pour, en,...

Xem thêm: La préposition - 3 giới từ tiếng Pháp cần phải biết

5. Câu phủ định (La négation)

Câu phủ định
Muốn nói ngược lại cần phải nắm được các dạng câu phủ định 

Trong kiến thức ngữ pháp tiếng Pháp này, câu phủ định thường dùng phổ biến nhất các dạng sau:

5.1. Cấu trúc ne … pas

Đây là dạng phủ định thường dùng nhất trong câu ngữ pháp tiếng Pháp. Cấu trúc này dùng để diễn tả sự ngược lại của một hoàn cảnh hay một hành động.

Ex: Paul mange sa soupe. -> Paul ne mange pas sa soupe.

Chú ý: 

  • Với sự phủ định, những mạo từ không xác định như “un”, “une”, “des” và mạo từ chỉ thành phần như “du”, “de la”, “des” đều chuyển thành “de”. 

Ex: Il y a un chien. → Il n’y a pas de chien.

  • Tiếp theo, trong phần trình bày có 02 động từ, từ phủ định sẽ bao quanh động từ đầu tiên.

Ex: Je ne vais pas partir à Paris.

  • Cuối cùng, với một động từ nguyên mẫu, hai phần của dạng phủ định được nằm trước động từ. 

Ex: Il a toujours la sensation de ne pas terminer à temps.

5.2. Cấu trúc ne … plus

Dạng này cung cấp thông tin cho người đọc – nghe biết rằng một hành động đã được dừng lại. Một điều gì đó đã đúng trước đây, bây giờ không còn phù hợp nữa

Ex: Il ne joue plus au football. 

=> Câu này được hiểu rằng trước đây anh ta đã từng chơi bóng đá nhưng bây giờ thì không còn chơi nữa

5.3. Cấu trúc ne … jamais

Đây là dạng phủ định muốn diễn tả một hành động chưa từng làm từ trước đến nay và cả sau này. Từ này là dạng phủ định với chữ “toujours”, nghĩa là không bao giờ

Ex: Elle prend toujours un dessert. → Elle ne prend jamais de dessert. (cô ấy thường dùng món tráng miệng → cô ấy không bao giờ dùng món tráng miệng)

5.4. Cấu trúc ne … personne

Cụm phủ định này có nghĩa là “không ai”. Nó là dạng phủ định của quelqu’un, des gens, des personnes, du monde. 

Ex: Je vois beaucoup de monde. → Je ne vois personne. (Tôi thấy có rất nhiều người -> tôi không thấy ai cả)

5.5. Cấu trúc ne … rien

Cụm này có nghĩa là “không gì cả”. Đây là phủ định của từ Tout (tất cả)

Ex: Ils comprennent tout! → Ils ne comprennent rien! (Họ hiểu tất cả! -> Họ không hiểu gì cả!)

Trên đây là toàn bộ những kiến thức ngữ pháp tiếng pháp A2 trọng tâm mà các bạn cần phải nắm vững. Hy vọng những kiến thức này hữu ích trên con đường nâng cao vốn tiếng Pháp của bạn. Đừng quên theo dõi JPF để cập nhật các kiến thức tiếng Pháp mới nhất!

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 giúp bạn nắm vững các kiến thức cơ bản như thì hiện tại, quá khứ đơn, giới từ, và cấu trúc câu đơn giản. JPF mang đến bộ tài liệu cùng bài tập dễ hiểu hỗ trợ học viên sử dụng ngữ pháp tiếng Pháp A2 hiệu quả trong giao tiếp và viết chính xác.
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 giúp bạn nắm vững các kiến thức cơ bản như thì hiện tại, quá khứ đơn, giới từ, và cấu trúc câu đơn giản. JPF mang đến bộ tài liệu cùng bài tập dễ hiểu hỗ trợ học viên sử dụng ngữ pháp tiếng Pháp A2 hiệu quả trong giao tiếp và viết chính xác.

Đối với người học tiếng Pháp, việc nắm chắc ngữ pháp tiếng Pháp và sở hữu vốn từ vựng nhất định sẽ giúp ích rất nhiều cho các kỹ năng viết lách và giao tiếp. Ở trình độ tiếng Pháp A2, người học sẽ được học sâu thêm một vài điểm ngữ pháp đã từng học ở trình độ A1 và kèm theo những kiến thức mới. Sau đây là tổng hợp các điểm chính trong ngữ pháp tiếng Pháp A2 

1. Danh từ (Les noms)

Danh từ là phần ngữ pháp tiếng Pháp cực kỳ quan trọng cho những bạn đang theo học ngữ pháp tiếng pháp A2. Các trường hợp, nguyên tắc của danh từ mà bạn cần nhớ sẽ được JPF đề cập ngay dưới đây. 

Danh từ tiếng Pháp
Danh từ là phần ngữ pháp quan trọng trong ngữ pháp tiếng Pháp A2

1.1. Danh từ giống đực (Les noms masculins)

Danh từ giống đực trong ngữ pháp tiếng Pháp được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Chỉ các thứ trong tuần: le lundi, le mardi,..
  • Chỉ các mùa trong năm: le printemps, l’été, l’automne, l’hiver
  • Chỉ tiếng các nước: le français, le vietnamien,...
  • Chỉ tên các loài cây: le chêne, le pin, le rosier,...
  • Những danh từ có đuôi:

-ail: le travail, l’éventail,...

-ment: le médicament, le changement, le segment, le déroulement,...

-in: le lapin, le matin, le patin,...

-isme: l’individualisme, le nationalisme, le pessimisme

-oir: le couloir, le mouchoir

-eil: le réveil, le soleil, l'appareil

-age: l'âge, le fromage, le message,... (trừ: l’image, la page, la plage, la rage)

1.2. Danh từ giống cái (Les noms féminins)

Danh từ giống cái trong ngữ pháp tiếng Pháp được sử dụng trong những trường hợp sau:

Tên các quốc gia có đuôi -e: La France, La Croatie, La Roumanie, La Russie,..

Những danh từ có đuôi:

  • -tion: la question, l’intonation, la communication,... (trừ: le bastion)
  • -xion: la connexion, la réflexion,...
  • -sion: la passion, la mission, la tension,...
  • -aille: la paille, la taille,...
  • -ette: la cassette, la fillette,...
  • -erie: la boulangerie, la pâtisserie,..
  • -esse: la paresse, la jeunesse,...
  • -ière: l'infirmière, l'ouvrière, la pâtissière,...
  • -té: la qualité, la nécessité,...
  • -ure: la ceinture, la nourriture,...

1.3. Danh từ số ít và danh từ số nhiều (Le singulier et pluriel du nom)

Danh từ tiếng Pháp số ý, số nhiều
Danh từ tiếng Pháp số ít, số nhiều
  • Danh từ số nhiều trong ngữ pháp tiếng Pháp thường được thành lập bằng cách thêm “s” vào danh từ số ít.
  • Khi danh từ số ít có tận cùng là -s, -x hoặc -z thì bất biến ở dạng số nhiều.
  • Những danh từ số ít có đuôi -al hoặc -au thì khi chuyển sang số nhiều ta phải đổi đuôi thành: aux 

Ex: le travail => les travaux

Ngoại trừ: un / le carnaval => des / les carnavals; un / le fatal => des / les fatals

  • Những danh từ số ít tận cùng bằng eu khi chuyển sang số nhiều ta phải đổi đuôi đó thành: eux 

Ex: le feu => les feux; le jeu => les jeux

Ngoại trừ: un / le pneu => des / les pneus)

  • Những danh từ số ít với đuôi -ou khi chuyển sang số nhiều thêm "x" vào sau ou

Ex: le caillou => les cailloux

2. Tính từ (Les adjectifs)

Tính từ tiếng Pháp
Tính từ - yếu tố thiết yếu trong một câu tiếng Pháp

Các kiến thức về tính từ trong ngữ pháp tiếng Pháp A2 là không thể không nhắc đến được. Đây là phần khá quan trọng để người học vận dụng vào trong các kỹ năng tiếng Pháp. Cùng JPF ôn lại cách sử dụng và chức năng của tính từ ngay sau đây.

2.1. Tính từ giống đực và giống cái (Les adjectifs masculins et féminins)

Thông thường trong ngữ pháp tiếng Pháp, khi chuyển từ một tính từ giống đực sang giống cái, chúng ta sẽ thêm đuôi “e” vào dạng giống đực để được dạng giống cái của tính từ.

Ex: 

  • Nam est vietnamien.
  • Trang est vietnamienne.

Nếu bản chất của tính từ đã kết thúc bằng đuôi -e, tính từ dạng giống cái sẽ không thay đổi.

Ex:

  • La table est rouge.
  • Le chien est jaune.

Một số đuôi tính từ chuyển từ dạng giống đực sang dạng giống cái:

Giống đực (Masculin) Giống cái (Féminin) Ví dụ
-el -elle naturel => naturelle (tự nhiên)
annuel => annuelle (hằng năm)
-er -ère premier => première (thứ nhất)
dernier => dernière (cuối cùng)
boulanger => boulangère (thợ làm bánh mì)
-g -gue long => longue (dài)
-en -enne hanoï => hanoïenne (người Hà Nội)
moyen => moyenne (trung bình)
ancien => ancienne (cũ, cổ)
-on -onne bon => bonne (tốt)
mignon => mignonne (dễ thương)
-eur
-eux
-euse flatteur => flatteuse (nịnh hót)
curieux => curieuse (tò mò)
heureux => heureuse (hạnh phúc)
amoureux => amoureuse (đang yêu)
-f -ve passif=> passive (bị động)
neuf => neuve (mới)
négatif => négative (tiêu cực)

2.2. Tính từ số ít và số nhiều (Le singulier et pluriel des adjectifs)

Tính từ số nhiều trong ngữ pháp tiếng Pháp thường được thành lập bằng cách thêm "s" vào sau tính từ số ít.

Ex: 

  • Les tables sont rouges.
  • Les belles maisons.

Riêng đối với tính từ số ít tận cùng bằng "s" hoặc "x" thì nó không đổi khi chuyển sang số nhiều.

Một số tính từ số ít được đổi đuôi khi chuyển sang số nhiều -al thành -aux (trừ một số trường hợp đặc biệt: banal => banals;  naval => navals), -eau thành -eaux.

Với danh từ chỉ nhiều người hoặc nhiều vật gồm cả giống đực và giống cái thì tính từ bổ trợ cho nó phải ở dạng giống đực số nhiều.

Ex: Marie et Thomas sont gentils.

2.3. Vị trí của tính từ

Thông thường, đa số các tính từ trong ngữ pháp tiếng Pháp sẽ đứng sau danh từ. Có thể kể đến như các tính từ chỉ màu sắc, hình dạng, ngoại hình, quốc tịch.

Ex:

  • Un chat jaune
  • Les hommes vietnamiens
  • Une église catholique
  • Les tables rondes

Vị trí của tính từ sẽ đứng trước danh từ khi: 

  • Là các tính từ ngắn như: joli, beau, jeune, ancien, petit, grand, gros, mauvais, bon, nouveau,.... 
  • Là số từ thứ tự 

Ex: Le quinzième siècle

  • Ngoài ra, cũng có một số tính từ đứng cả ở vị trí trước và sau danh từ và đương nhiên nghĩa sẽ thay đổi

Ex:

  • Un ancien étudiant = cựu sinh viên

          Un meuble ancien = đồ cổ (un meuble vieux et qui a de la valeur)

  • Un brave homme = người lương thiện, tử tế (gentil et serviable)

          Un homme brave = người dũng cảm (un homme courageux)

  • Un grand homme = một người vĩ đại (un homme célèbre)

          Un homme grand = một người cao to (de haute taille)

3. Các thì ngữ pháp tiếng Pháp A2 (Les temps)

Các thì tiếng Pháp
Các thì ngữ pháp tiếng Pháp A2 cần nắm vững 

3.1. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Présent

Ở điểm ngữ pháp tiếng Pháp A2 này, JPF chủ yếu sẽ đề cập về cách chia động từ nhóm 2 và nhóm 3 thì Présent.

  • Quy tắc chia động từ nhóm 2: bỏ đuôi -ir, thêm đuôi -is,-is,-it, -issons, -issez, -issent
Pronoms
personnels sujets
Finir Réussir
Je finis réussis
Tu finis réussis
Il/Elle finit réussit
Nous finissons réussissons
Vous finissez réussissez
Ils/Elles finissent réussissent
  • Động từ nhóm 3 là nhóm bất quy tắc, tuy nhiên, cũng có những động từ với các quy tắc chia gần giống nhau. Chẳng hạn như: partir, dormir, mentir, sentir...
Pronoms
personnels sujets
Partir Dormir
Je pars dors
Tu pars dors
Il/ Elle part dort
Nous partons dormons
Vous partez dormez
Ils / Elles partent dorment
  • Ngoài ra có 4 động từ bất quy tắc thường xuyên gặp trong ngữ pháp tiếng Pháp sau đây:
Pronoms
personnels sujets
Avoir Être Aller Faire
Je ai suis vais fais
Tu as es vas fais
Il / elle a est va fait
Nous avons sommes allons faisons
Vous avez êtes allez faites
Ils / Elles ont sont vont font

Đặc biệt, trong ngữ pháp tiếng Pháp còn có động từ phản thân (verbe pronominal) mang chức năng phản thân, hỗ tương hoặc tự động gây ra. 

Ex: se lever (tự thức dậy), s'appeler (xưng danh)...

Xem thêm: Cách chia động từ tiếng Pháp - Tất cả về thì hiện tại đơn

3.2. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Passé composé

Passé composé được gọi nôm na là thì quá khứ kép, vì đơn giản là các động từ chính được chia ở thì này phải đi kèm với trợ động từ “avoir” hoặc “être”. Công thức chung cần phải nhớ khi học điểm ngữ pháp tiếng Pháp này như sau:

Sujet (chủ ngữ) + Auxiliaire “Avoir” ou “Être” (trợ động từ Avoir hoặc Être) + Participe passé du verbe (quá khứ phân từ của động từ chính)

Ex: Il est parti en France où il a acheté une maison (Anh ấy đã đến Pháp nơi mà anh ấy đã mua nhà)

Ở điểm ngữ pháp tiếng Pháp này, JPF chủ yếu sẽ đề cập đến các động từ đi với trợ động từ “être”:

Các động từ phản thân như se lever (thức dậy), se laver (tắm rửa), s’habiller (mặc quần áo)…

Ngoài ra, trợ động từ “être” thường được dùng với 14 động từ diễn tả hành động hoặc sự thay đổi về trạng thái. Để dễ dàng ghi nhớ điểm ngữ pháp tiếng Pháp A2 này, chúng ta có thể học bằng cách so sánh như say:

  • Entrer (đi vào) / Sortir (đi ra)
    Monter (đi lên) / Descendre (đi xuống)
  • Passer (đi qua) / Rester (ở lại)
  • Arriver (đến nơi) / Partir (khởi hành)
  • Aller (đi) / Venir (đến)
  • Naître (sinh ra) / Mourir (mất đi)
  • Retourner (quay lại) / tomber (rơi xuống)
Xem thêm: Le passé composé là gì? Cách dùng thì quá khứ kép tiếng Pháp

3.3. Ngữ pháp tiếng Pháp thì L’imparfait

L'imparfait là ngữ pháp tiếng Pháp dùng để diễn tả các hành động và thói quen diễn ra trong quá khứ.

Cách chia thì L'imparfait khá đơn giản, các bạn bỏ phần đuôi -ons của đại từ Nous của thì hiện tại và thêm đuôi như sau:

Je + ais
Tu + ais
Il/ Elle + ait
Nous + ions
Vous + iez
Ils/elles + aient

Ex: Il y avait, il était, il faisait, nous parlions,...

Xem thêm: Thì Imparfait - Cách phân biệt Imparfait và Passé composé

3.4. Ngữ pháp tiếng Pháp thì Futur antérieur

Thì tương lai phức (futur antérieur) là ngữ pháp tiếng Pháp dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong tương lai.

Ex:

  • Je sortirai quand j'aurai fini mes devoirs. (Hành động làm bài tập xảy ra trước hành động đi ra ngoài)
  • Quand vous arriverez j'aurai déjà dîné. (Hành động ăn tối xảy ra trước hành động đến)
Xem thêm: Thì Futur trong tiếng Pháp

4. Giới từ (La préposition)

Giới từ tiếng Pháp
Giới từ tiếng Pháp và hai chức năng chính cần nắm khi học ngữ pháp tiếng Pháp

Giới từ là một kiến thức không thể thiếu trong khi học ngữ pháp tiếng Pháp A2. Trong ngữ pháp tiếng Pháp, giới từ làm nhiệm vụ dẫn vào trong câu các bổ ngữ gián tiếp (COI) của động từ hoặc các bổ ngữ chỉ tình huống, thời điểm, địa điểm. Sau đây là hai chức năng quan trọng của giới từ mà các bạn cần ôn tập lại khi học ngữ pháp tiếng Pháp A2:

  • Chỉ nơi chốn trong Tiếng Pháp (les prépositions de lieu)

Ex: à côté de, jusqu’à, chez, loin de…

  • Chỉ thời gian trong Tiếng Pháp (les prépositions de temps)

Ex: de… à, à partir de, avant, après, dans, pour, en,...

Xem thêm: La préposition - 3 giới từ tiếng Pháp cần phải biết

5. Câu phủ định (La négation)

Câu phủ định
Muốn nói ngược lại cần phải nắm được các dạng câu phủ định 

Trong kiến thức ngữ pháp tiếng Pháp này, câu phủ định thường dùng phổ biến nhất các dạng sau:

5.1. Cấu trúc ne … pas

Đây là dạng phủ định thường dùng nhất trong câu ngữ pháp tiếng Pháp. Cấu trúc này dùng để diễn tả sự ngược lại của một hoàn cảnh hay một hành động.

Ex: Paul mange sa soupe. -> Paul ne mange pas sa soupe.

Chú ý: 

  • Với sự phủ định, những mạo từ không xác định như “un”, “une”, “des” và mạo từ chỉ thành phần như “du”, “de la”, “des” đều chuyển thành “de”. 

Ex: Il y a un chien. → Il n’y a pas de chien.

  • Tiếp theo, trong phần trình bày có 02 động từ, từ phủ định sẽ bao quanh động từ đầu tiên.

Ex: Je ne vais pas partir à Paris.

  • Cuối cùng, với một động từ nguyên mẫu, hai phần của dạng phủ định được nằm trước động từ. 

Ex: Il a toujours la sensation de ne pas terminer à temps.

5.2. Cấu trúc ne … plus

Dạng này cung cấp thông tin cho người đọc – nghe biết rằng một hành động đã được dừng lại. Một điều gì đó đã đúng trước đây, bây giờ không còn phù hợp nữa

Ex: Il ne joue plus au football. 

=> Câu này được hiểu rằng trước đây anh ta đã từng chơi bóng đá nhưng bây giờ thì không còn chơi nữa

5.3. Cấu trúc ne … jamais

Đây là dạng phủ định muốn diễn tả một hành động chưa từng làm từ trước đến nay và cả sau này. Từ này là dạng phủ định với chữ “toujours”, nghĩa là không bao giờ

Ex: Elle prend toujours un dessert. → Elle ne prend jamais de dessert. (cô ấy thường dùng món tráng miệng → cô ấy không bao giờ dùng món tráng miệng)

5.4. Cấu trúc ne … personne

Cụm phủ định này có nghĩa là “không ai”. Nó là dạng phủ định của quelqu’un, des gens, des personnes, du monde. 

Ex: Je vois beaucoup de monde. → Je ne vois personne. (Tôi thấy có rất nhiều người -> tôi không thấy ai cả)

5.5. Cấu trúc ne … rien

Cụm này có nghĩa là “không gì cả”. Đây là phủ định của từ Tout (tất cả)

Ex: Ils comprennent tout! → Ils ne comprennent rien! (Họ hiểu tất cả! -> Họ không hiểu gì cả!)

Trên đây là toàn bộ những kiến thức ngữ pháp tiếng pháp A2 trọng tâm mà các bạn cần phải nắm vững. Hy vọng những kiến thức này hữu ích trên con đường nâng cao vốn tiếng Pháp của bạn. Đừng quên theo dõi JPF để cập nhật các kiến thức tiếng Pháp mới nhất!

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Cập nhật đề thi tiếng Pháp THPT Quốc gia 2025 (Có đáp án)

Cập nhật chi tiết đề thi tiếng Pháp THPT Quốc gia 2025 và đáp án chính thức. Tìm hiểu cấu trúc đề, mức độ câu hỏi và các mốc thời gian cần lưu ý cho kỳ thi THPTQG.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Cơ hội nhận học bổng AUF dành cho sinh viên Đại học Việt Nam

Khám phá chương trình học bổng AUF dành cho sinh viên tại các trường Đại học là thành viên của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Du học Pháp bằng tiếng Anh bậc Thạc sỹ: Thông tin chi tiết 2025

Cơ hội du học Pháp bằng tiếng Anh bậc Thạc sỹ chỉ trong 1 năm trong ngành Kinh doanh Quốc tế, Trí tuệ Nhân tạo, Kỹ thuật với Je Parle Français.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Tổng hợp 50 chương trình Đại học Việt Nam liên kết với Pháp

Je Parle Français tổng hợp 50 chương trình Đại học Việt Nam liên kết với Pháp mới nhất 2025. Liên hệ tư vấn, hỗ trợ hồ sơ du học Pháp cùng JPF.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tài liệu tiếng Pháp miễn phí
Tài liệu ôn thi tiếng Pháp THPTQG: Luyện đọc hiểu, ngữ pháp tiếng Pháp

Bộ tài liệu ôn thi tiếng Pháp THPTQG hữu ích, từ bài thi đọc hiểu, ngữ pháp đến bộ đề ôn thi tiếng Pháp THPTQG mới nhất.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Tổng hợp 25+ trường Đại học xét tuyển THPTQG tổ hợp tiếng Pháp 2025

Tổng hợp 25+ trường Đại học xét tuyển THPTQG tổ hợp tiếng Pháp trên toàn quốc mới nhất 2025. Ôn thi tiếng Pháp THPTQG điểm cao cùng JPF.

Đọc tiếp