Việc điều chỉnh và thi hành Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 được thảo luận mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trước đó, những thay đổi trong luật nhập cư mới không chỉ gây ra không ít sự tranh cãi trong nội bộ chính phủ Pháp mà còn vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía người dân.
Sau nhiều lần thảo luận và sửa đổi, Luật nhập cư mới của Pháp đã được Quốc hội Pháp thông qua vào tối ngày 19/12/2023 và được Tổng thống Emmanuel Macron công bố văn bản chính thức trên Công báo vào ngày 27/01/2024 vừa qua.
Những thay đổi trong Luật nhập cư mới liên quan đến các khía cạnh về lao động, di cư, trợ cấp xã hội, y tế… sẽ tác động trực tiếp tới những lao động nước ngoài hoặc những ai có mong muốn sinh sống và làm việc tại Pháp lâu dài.
Theo luật nhập cư mới của Pháp năm 2024, trẻ em sinh ra ở Pháp có cha mẹ là người nước ngoài sẽ không còn tự động được nhập tịch khi đủ 18 tuổi. Thay vào đó, họ phải nộp đơn xin nhập quốc tịch trong độ tuổi từ 16-18 tuổi. Trong trường hợp có tiền án/ tiền sự, họ sẽ không được phép nhập tịch.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ sinh ra ở Pháp được tự động nhập quốc tịch nếu như: cha hoặc mẹ sinh ra ở Pháp; cha mẹ là người không có quốc tịch. Những thay đổi về quyền nhập tịch mới của Pháp hướng đến mục đích kiểm soát nhập cư và bảo vệ lợi ích của công dân Pháp, nhưng những điều luật này cũng được cho là quá hà khắc và gây ra nhiều trở ngại đối với việc nhập cư.
Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 cũng sửa đổi các điều khoản liên quan đến giấy phép cư trú. Trong đó, một số những điểm quan trọng về cấp giấy phép cư trú cho lao động nước ngoài như sau:
Người lao động nước ngoài (không phải là công dân của các quốc gia thành viên EU, khu vực kinh tế châu Âu hoặc liên bang Thụy Sĩ) làm việc trong những ngành nghề thiếu hụt lao động (như xây dựng, y tế, giúp việc gia đình,...) có thể nhận được giấy phép cư trú tạm thời “travailleur temporaire” hoặc “salarié” trong thời hạn 1 năm.
Để nhận được giấy phép trên, người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Ngoài ra, việc cấp giấy phép còn phụ thuộc một số yếu tố khác: sự hòa nhập xã hội, tôn trọng cộng đồng hay các giá trị, nguyên tắc của Cộng hòa Pháp.
Xem thêm: 10 công việc làm thêm cho du học sinh Pháp
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cũng như nhân lực trong lĩnh vực y tế. Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 quy định cho phép cấp giấy cư trú “Nhân tài - Y dược” (Talent - profession médicale et de la pharmacie) dài hạn 4 năm dành cho các bác sĩ, nha sĩ, hộ lý và dược sĩ được đào tạo ngoài Liên minh Châu Âu (PADHUE - Praticiens diplômés hors UE).
Để được cấp giấy phép cư trú nhiều năm (Carte de séjour pluriannuelle), người nước ngoài cần phải có kiến thức tiếng Pháp tối thiểu ở trình độ A2. Loại giấy phép này có giá trị trong vòng 4 năm và được cấp với điều kiện người xin giấy phép phải tham gia khóa đào tạo tiếng Pháp được quy định trong Hợp đồng Hội nhập Cộng hòa (CIR - Contrat d’intégration républicaine), không yêu cầu kết quả cụ thể.
Nếu như trước đây, khóa đào tạo tiếng Pháp trong Hợp đồng CIR sẽ không bắt buộc, tùy thuộc vào trình độ tiếng Pháp của bạn để quyết định có cần học hay không. Tuy nhiên, hiện nay việc tham gia khóa học là “điều kiện cần” để bạn có thể nhận được giấy phép cư trú nhiều năm.
Ngoài ra, trình độ tiếng Pháp tối thiểu để xin cấp thẻ định cư (Carte de résident) và xin quốc tịch Pháp được nâng lên ở cấp độ B1 và B2.
Xem thêm: Đăng ký học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu
Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 cũng sửa đổi những điều kiện liên quan đến đoàn tụ gia đình đối với người nước ngoài đang sinh sống tại Pháp. Theo đó, thời hạn cư trú của người bảo lãnh tăng lên từ 18 - 24 tháng. Đồng thời người bảo lãnh cần phải đạt những yêu cầu như:
Một số các giấy tờ, hồ sơ cần có bao gồm: giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình, minh chứng tài chính, minh chứng chỗ ở tại Pháp.
Xem thêm:
“Aide médicale de l’État” hay còn gọi là chương trình hỗ trợ y tế của chính phủ là chương trình cho phép người cư trú bất hợp pháp có quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trước đó, khi thảo luận, sửa đổi về Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024, phe cánh hữu muốn xóa bỏ chương trình Hỗ trợ Y tế Nhà nước (AME) cho người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó Đảng Cộng hòa đã bỏ quyết định này và cam kết sẽ cải cách chương trình vào đầu năm 2024.
Việc sửa đổi và cải cách những điều luật trong Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 hướng đến mục tiêu kiểm soát nhập cư, nâng cao hội nhập. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động nước ngoài tại Pháp. Hy vọng rằng, bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến ngôn ngữ Pháp hay có mong muốn tìm hiểu cơ hội du học tại Pháp thì hãy liên hệ ngay với JPF nhé!
Việc điều chỉnh và thi hành Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 được thảo luận mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Trước đó, những thay đổi trong luật nhập cư mới không chỉ gây ra không ít sự tranh cãi trong nội bộ chính phủ Pháp mà còn vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía người dân.
Sau nhiều lần thảo luận và sửa đổi, Luật nhập cư mới của Pháp đã được Quốc hội Pháp thông qua vào tối ngày 19/12/2023 và được Tổng thống Emmanuel Macron công bố văn bản chính thức trên Công báo vào ngày 27/01/2024 vừa qua.
Những thay đổi trong Luật nhập cư mới liên quan đến các khía cạnh về lao động, di cư, trợ cấp xã hội, y tế… sẽ tác động trực tiếp tới những lao động nước ngoài hoặc những ai có mong muốn sinh sống và làm việc tại Pháp lâu dài.
Theo luật nhập cư mới của Pháp năm 2024, trẻ em sinh ra ở Pháp có cha mẹ là người nước ngoài sẽ không còn tự động được nhập tịch khi đủ 18 tuổi. Thay vào đó, họ phải nộp đơn xin nhập quốc tịch trong độ tuổi từ 16-18 tuổi. Trong trường hợp có tiền án/ tiền sự, họ sẽ không được phép nhập tịch.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ sinh ra ở Pháp được tự động nhập quốc tịch nếu như: cha hoặc mẹ sinh ra ở Pháp; cha mẹ là người không có quốc tịch. Những thay đổi về quyền nhập tịch mới của Pháp hướng đến mục đích kiểm soát nhập cư và bảo vệ lợi ích của công dân Pháp, nhưng những điều luật này cũng được cho là quá hà khắc và gây ra nhiều trở ngại đối với việc nhập cư.
Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 cũng sửa đổi các điều khoản liên quan đến giấy phép cư trú. Trong đó, một số những điểm quan trọng về cấp giấy phép cư trú cho lao động nước ngoài như sau:
Người lao động nước ngoài (không phải là công dân của các quốc gia thành viên EU, khu vực kinh tế châu Âu hoặc liên bang Thụy Sĩ) làm việc trong những ngành nghề thiếu hụt lao động (như xây dựng, y tế, giúp việc gia đình,...) có thể nhận được giấy phép cư trú tạm thời “travailleur temporaire” hoặc “salarié” trong thời hạn 1 năm.
Để nhận được giấy phép trên, người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Ngoài ra, việc cấp giấy phép còn phụ thuộc một số yếu tố khác: sự hòa nhập xã hội, tôn trọng cộng đồng hay các giá trị, nguyên tắc của Cộng hòa Pháp.
Xem thêm: 10 công việc làm thêm cho du học sinh Pháp
Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cũng như nhân lực trong lĩnh vực y tế. Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 quy định cho phép cấp giấy cư trú “Nhân tài - Y dược” (Talent - profession médicale et de la pharmacie) dài hạn 4 năm dành cho các bác sĩ, nha sĩ, hộ lý và dược sĩ được đào tạo ngoài Liên minh Châu Âu (PADHUE - Praticiens diplômés hors UE).
Để được cấp giấy phép cư trú nhiều năm (Carte de séjour pluriannuelle), người nước ngoài cần phải có kiến thức tiếng Pháp tối thiểu ở trình độ A2. Loại giấy phép này có giá trị trong vòng 4 năm và được cấp với điều kiện người xin giấy phép phải tham gia khóa đào tạo tiếng Pháp được quy định trong Hợp đồng Hội nhập Cộng hòa (CIR - Contrat d’intégration républicaine), không yêu cầu kết quả cụ thể.
Nếu như trước đây, khóa đào tạo tiếng Pháp trong Hợp đồng CIR sẽ không bắt buộc, tùy thuộc vào trình độ tiếng Pháp của bạn để quyết định có cần học hay không. Tuy nhiên, hiện nay việc tham gia khóa học là “điều kiện cần” để bạn có thể nhận được giấy phép cư trú nhiều năm.
Ngoài ra, trình độ tiếng Pháp tối thiểu để xin cấp thẻ định cư (Carte de résident) và xin quốc tịch Pháp được nâng lên ở cấp độ B1 và B2.
Xem thêm: Đăng ký học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu
Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 cũng sửa đổi những điều kiện liên quan đến đoàn tụ gia đình đối với người nước ngoài đang sinh sống tại Pháp. Theo đó, thời hạn cư trú của người bảo lãnh tăng lên từ 18 - 24 tháng. Đồng thời người bảo lãnh cần phải đạt những yêu cầu như:
Một số các giấy tờ, hồ sơ cần có bao gồm: giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình, minh chứng tài chính, minh chứng chỗ ở tại Pháp.
Xem thêm:
“Aide médicale de l’État” hay còn gọi là chương trình hỗ trợ y tế của chính phủ là chương trình cho phép người cư trú bất hợp pháp có quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trước đó, khi thảo luận, sửa đổi về Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024, phe cánh hữu muốn xóa bỏ chương trình Hỗ trợ Y tế Nhà nước (AME) cho người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó Đảng Cộng hòa đã bỏ quyết định này và cam kết sẽ cải cách chương trình vào đầu năm 2024.
Việc sửa đổi và cải cách những điều luật trong Luật nhập cư mới của Pháp năm 2024 hướng đến mục tiêu kiểm soát nhập cư, nâng cao hội nhập. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động nước ngoài tại Pháp. Hy vọng rằng, bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đặc biệt, nếu bạn quan tâm đến ngôn ngữ Pháp hay có mong muốn tìm hiểu cơ hội du học tại Pháp thì hãy liên hệ ngay với JPF nhé!
Cùng tìm hiểu 5 website luyện thi bằng tiếng Pháp DELF-DALF hoặc TCF miễn phí trong bài viết này với Je Parle Français nhé!
Đọc tiếpTổng hợp từ vựng tiếng Pháp A2 đầy đủ nhất. Từ cuộc sống hàng ngày đến các chủ đề chuyên biệt, bài viết này sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp bằng tiếng Pháp.
Đọc tiếpdu lịch Pháp vào thời gian nào cũng đều có những đặc trưng riêng đầy thú vị và cuốn hút. Vậy nên đi du lịch Pháp vào mùa nào trong năm đẹp nhất?
Đọc tiếpBằng tiếng Pháp DELF-DALF là gì? Cấu trúc đề thi DELF-DALF có điểm gì cần lưu ý?
Đọc tiếpVới chi phí du học Pháp hấp dẫn khoảng 800 - 950 euro/tháng, Pháp thu hút đông đảo du học sinh toàn cầu đến đây sinh sống và học tập.
Đọc tiếpSinh viên quốc tế được hưởng các chính sách hỗ trợ du học sinh của chính phủ Pháp ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này với Je Parle Français nhé!
Đọc tiếp