Từ mượn tiếng Pháp và sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Từ mượn tiếng Pháp và sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, từ mượn tiếng Pháp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ mà còn thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

1. Nguồn gốc của từ mượn tiếng Pháp 

Những năm đầu thế kỷ XVII, những giáo sĩ người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam nhằm mục đích truyền giáo - phổ biến một “sản phẩm” văn hóa mới. Từ điển Việt - Bồ - La, cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên nhanh chóng được giáo sĩ Alexandre de Rhodes biên soạn lại dựa trên gốc đã được một số giáo sĩ tìm hiểu trước đó, được xem là một thành quả đáng trân trọng trong việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ lúc bấy giờ. Từ đây, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. 

Từ đầu thế kỷ 20, khi công cuộc khai thác thuộc địa đã đi vào ổn định, nền văn minh Pháp cũng dần du nhập và giao thoa với văn hóa nước nhà. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên ngôn ngữ, văn hóa Pháp đã để lại những ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hoá của người Việt Nam. Đặc biệt là việc xuất hiện của các từ mượn tiếng Pháp

2. Thế nào là từ mượn tiếng Pháp?

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không đủ vốn từ để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

tu-muon-tieng-Phap
Hiểu rõ ràng về từ mượn tiếng Pháp

Từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ Pháp mà trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã sử dụng để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có sẵn. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình. 

Theo thống kê, tiếng Việt có khoảng hơn 2.000 từ mượn tiếng Pháp. Số lượng từ ngoại lai này, chỉ đứng sau nhóm từ Hán - Việt (chiếm khoảng 30% từ tiếng Việt). Không thể phủ nhận độ dày đặc của từ mượn tiếng Pháp và vị trí của nó đối với ngôn ngữ dân tộc.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Pháp thông dụng trong cuộc sống hằng ngày 

3. Một số từ mượn tiếng Pháp thông dụng

Các từ mượn tiếng Pháp được sử dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của đời sống - xã hội hiện nay như:

Từ mượn tiếng Pháp
Tiếng Pháp Phiên âm Từ mượn
Gâteau [ɡɑto] Bánh ga-tô
Bifteck [biftɛk] Bít tết
Moutarde [mutaʀd] Mù tạt
Chou-fleur [ʃuflœʀ] Súp lơ
Complet [kɔ̃plɛ] Bộ com-lê, bộ âu phục
Chemise [ʃ(ə)miz] Áo sơ mi
Mouchoir [muʃwaʀ] Khăn mùi xoa, khăn tay
Billard [bijaʀ] Bi-da
Galant [galɑ̃] Ga lăng
Amateur [amatœʀ] A-ma-tơ
Amygdale [amidal] A-mi-đan
Kiosque [kjɔsk] Ki-ốt
Charge [ʃaʀʒ] Sạc
Vein [vεn] Ven
Secours [s(ə)kuʀ] Xơ-cua
Tìm hiểu thêm: Mẹo học từ vựng tiếng Pháp tốt nhất 

4. Giá trị của từ mượn tiếng Pháp 

Giá trị của từ mượn tiếng Pháp với Việt Nam

Trong thời đại giao lưu tiếp xúc văn hóa sâu rộng hiện nay, văn hóa Pháp Việt vẫn tích cực có sự giao thoa, ảnh hưởng. Từ mượn tiếng Pháp có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Văn hoá sử dụng từ mượn tiếng Pháp không chỉ bổ sung những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có trong tiếng Việt. Từ mượn còn giúp cho vốn từ của tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên đa dạng văn hoá trong nền văn hoá dân tộc.

Ví dụ: 

Một số từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp nhưng vì thói quen sử dụng, người Việt chúng ta vẫn lầm tưởng chúng là những từ thuần Việt. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam.

Xe đạp được người Pháp đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX. Nhiều bộ phận trong chiếc xe đạp khi ấy chưa có định nghĩa trong tiếng Việt đã được mượn từ tiếng Pháp để gọi tên và vẫn phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt ngày nay, như:

  • Ghi-đông (Guidon): phía đầu xe đạp phần thanh tay lái 
  • Săm (Chambre à air): ruột bánh xe 
  • Sên (Chaine): dây xích xe
  • Phanh (Frein): thắng xe
  • Van (Valve): van xe

Các sự vật, hiện tượng mới du nhập vào nước ta trong khi tiếng Việt vẫn chưa hoàn thiện đòi hỏi phải có những ngôn ngữ mới và từ mượn ra đời là một điều tất yếu. Song, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Xem thêm: Văn hóa Pháp và những điều khiến bạn "rung rinh" 

Tìm hiểu về từ mượn tiếng Pháp tạo tiền đề tiếp xúc tự nhiên với ngôn ngữ Pháp và nền văn hoá lâu đời của đất nước này. 

Để giúp hành trình học tiếng Pháp thêm trọn vẹn, việc tìm hiểu văn hóa Pháp qua từ mượn tiếng Pháp là điều mà bạn không thể bỏ lỡ, nhất là đối với một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Hãy theo dõi JPF để khám phá những điều thú vị về văn hoá và học thêm nhiều từ vựng tiếng Pháp bổ ích nhé. 

Từ mượn tiếng Pháp và sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, từ mượn tiếng Pháp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ mà còn thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.
Từ mượn tiếng Pháp và sự giao thoa văn hóa Pháp - Việt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, từ mượn tiếng Pháp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ mà còn thúc đẩy tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

1. Nguồn gốc của từ mượn tiếng Pháp 

Những năm đầu thế kỷ XVII, những giáo sĩ người Pháp đầu tiên đặt chân đến Việt Nam nhằm mục đích truyền giáo - phổ biến một “sản phẩm” văn hóa mới. Từ điển Việt - Bồ - La, cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên nhanh chóng được giáo sĩ Alexandre de Rhodes biên soạn lại dựa trên gốc đã được một số giáo sĩ tìm hiểu trước đó, được xem là một thành quả đáng trân trọng trong việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ lúc bấy giờ. Từ đây, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, xã hội của người Việt. 

Từ đầu thế kỷ 20, khi công cuộc khai thác thuộc địa đã đi vào ổn định, nền văn minh Pháp cũng dần du nhập và giao thoa với văn hóa nước nhà. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã có dịp tiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn minh, văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên ngôn ngữ, văn hóa Pháp đã để lại những ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hoá của người Việt Nam. Đặc biệt là việc xuất hiện của các từ mượn tiếng Pháp

2. Thế nào là từ mượn tiếng Pháp?

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không đủ vốn từ để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

tu-muon-tieng-Phap
Hiểu rõ ràng về từ mượn tiếng Pháp

Từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ Pháp mà trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã sử dụng để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có sẵn. Phần lớn các từ đó đã bị thay đổi cả về cách đọc lẫn chữ viết để phù hợp với đặc trưng của tiếng Việt, vốn là ngôn ngữ không biến hình. 

Theo thống kê, tiếng Việt có khoảng hơn 2.000 từ mượn tiếng Pháp. Số lượng từ ngoại lai này, chỉ đứng sau nhóm từ Hán - Việt (chiếm khoảng 30% từ tiếng Việt). Không thể phủ nhận độ dày đặc của từ mượn tiếng Pháp và vị trí của nó đối với ngôn ngữ dân tộc.

Xem thêm: Từ vựng tiếng Pháp thông dụng trong cuộc sống hằng ngày 

3. Một số từ mượn tiếng Pháp thông dụng

Các từ mượn tiếng Pháp được sử dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của đời sống - xã hội hiện nay như:

Từ mượn tiếng Pháp
Tiếng Pháp Phiên âm Từ mượn
Gâteau [ɡɑto] Bánh ga-tô
Bifteck [biftɛk] Bít tết
Moutarde [mutaʀd] Mù tạt
Chou-fleur [ʃuflœʀ] Súp lơ
Complet [kɔ̃plɛ] Bộ com-lê, bộ âu phục
Chemise [ʃ(ə)miz] Áo sơ mi
Mouchoir [muʃwaʀ] Khăn mùi xoa, khăn tay
Billard [bijaʀ] Bi-da
Galant [galɑ̃] Ga lăng
Amateur [amatœʀ] A-ma-tơ
Amygdale [amidal] A-mi-đan
Kiosque [kjɔsk] Ki-ốt
Charge [ʃaʀʒ] Sạc
Vein [vεn] Ven
Secours [s(ə)kuʀ] Xơ-cua
Tìm hiểu thêm: Mẹo học từ vựng tiếng Pháp tốt nhất 

4. Giá trị của từ mượn tiếng Pháp 

Giá trị của từ mượn tiếng Pháp với Việt Nam

Trong thời đại giao lưu tiếp xúc văn hóa sâu rộng hiện nay, văn hóa Pháp Việt vẫn tích cực có sự giao thoa, ảnh hưởng. Từ mượn tiếng Pháp có vai trò nhất định trong tiếng Việt. Văn hoá sử dụng từ mượn tiếng Pháp không chỉ bổ sung những từ còn thiếu, tạo ra một lớp từ có sắc thái khác với những từ đã có trong tiếng Việt. Từ mượn còn giúp cho vốn từ của tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên đa dạng văn hoá trong nền văn hoá dân tộc.

Ví dụ: 

Một số từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp nhưng vì thói quen sử dụng, người Việt chúng ta vẫn lầm tưởng chúng là những từ thuần Việt. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam.

Xe đạp được người Pháp đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX. Nhiều bộ phận trong chiếc xe đạp khi ấy chưa có định nghĩa trong tiếng Việt đã được mượn từ tiếng Pháp để gọi tên và vẫn phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt ngày nay, như:

  • Ghi-đông (Guidon): phía đầu xe đạp phần thanh tay lái 
  • Săm (Chambre à air): ruột bánh xe 
  • Sên (Chaine): dây xích xe
  • Phanh (Frein): thắng xe
  • Van (Valve): van xe

Các sự vật, hiện tượng mới du nhập vào nước ta trong khi tiếng Việt vẫn chưa hoàn thiện đòi hỏi phải có những ngôn ngữ mới và từ mượn ra đời là một điều tất yếu. Song, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Xem thêm: Văn hóa Pháp và những điều khiến bạn "rung rinh" 

Tìm hiểu về từ mượn tiếng Pháp tạo tiền đề tiếp xúc tự nhiên với ngôn ngữ Pháp và nền văn hoá lâu đời của đất nước này. 

Để giúp hành trình học tiếng Pháp thêm trọn vẹn, việc tìm hiểu văn hóa Pháp qua từ mượn tiếng Pháp là điều mà bạn không thể bỏ lỡ, nhất là đối với một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Hãy theo dõi JPF để khám phá những điều thú vị về văn hoá và học thêm nhiều từ vựng tiếng Pháp bổ ích nhé. 

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Mẫu viết thư tiếng Pháp trang trọng

Viết thư tiếng Pháp theo phong cách trang trọng là một kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc. Bức thư thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng của bạn đối với người nhận.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Chuyện nước Pháp
Ăn sáng kiểu Pháp: nét đặc trưng từ thế kỷ 19

Bữa sáng kiểu Pháp là nét văn hóa đặc trưng thể hiện sự sang trọng và tinh tế của người Pháp. Cùng JPF tìm hiểu bữa sáng kiểu Pháp có gì hay ho nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Cách sử dụng trạng từ tiếng Pháp

Trạng từ là một phần quan trọng trong tiếng Pháp. Việc sử dụng trạng từ đúng cách và hiệu quả sẽ giúp câu văn của bạn truyền tải đầy đủ thông tin và sinh động hơn.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Luyện thi TCF: những điểm cần lưu ý

Cần lưu ngay những kinh nghiệm và bí kíp luyện thi TCF sau để đạt được kết quả tốt nhất.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Đáp án tham khảo đề thi tiếng Pháp THPT Quốc gia

Thí sinh đã hoàn thành bài thi môn tiếng Pháp trong kỳ thi THPT Quốc gia 2024. Dưới đây là đáp án tham khảo dành cho các bạn học sinh môn tiếng Pháp

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
5 tờ báo tiếng Pháp miễn phí nâng cao kỹ năng đọc hiểu

đọc những tờ báo Pháp miễn phí giúp các bạn nâng cao kỹ năng đọc hiểu và vốn từ tiếng Pháp.

Đọc tiếp