5 lỗi sai phổ biến khi bắt đầu học tiếng Pháp

JPF Je Parle Français

Je Parle Français

Tác giả bài viết

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
5 lỗi sai phổ biến khi bắt đầu học tiếng Pháp

Người mới bắt đầu học tiếng Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học. Chính vì vậy, việc mắc các sai lầm là tất yếu nhưng bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu kịp nhận ra và cải thiện chúng.

1. Học tiếng Pháp có khó không?

Tiếng Pháp khó nhất ở phần ngữ pháp

Theo Ethnologue, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 5 trên thế giới và được coi là “ngôn ngữ của sự lãng mạn”. Tiếng Pháp “khó nhằn” nhất ở phần ngữ pháp, bởi có rất nhiều thì, cấu trúc câu cũng phức tạp. Để chinh phục tiếng Pháp, bạn sẽ cần chăm chỉ và luyện tập hàng ngày.

Trong quá trình bắt đầu học tiếng Pháp, bạn sẽ vấp phải nhiều lỗi sai trong cả 4 kỹ năng cơ bản: Nghe - Nói - Đọc - Viết, nhưng đây là điều tất yếu khi bạn học bất kỳ ngoại ngữ nào. Điều bạn cần làm là cùng JPF tìm hiểu xem bạn đang mắc những sai lầm phổ biến nào dưới đây để khắc phục kịp thời.

2. Những sai lầm khi mới bắt đầu học tiếng Pháp

2.1. Một số lỗi về ngữ pháp tiếng Pháp

Người mới bắt đầu học tiếng Pháp thường mắc lỗi ngữ pháp

Như đã nói ở trên, tiếng Pháp có hệ thống ngữ pháp nổi tiếng là phức tạp với cách phân biệt giới tính cho các danh từ, động từ và các cấu trúc câu thì phức tạp. Bởi vậy, khi bạn mới bắt đầu học tiếng Pháp, đây sẽ là sai lầm đầu tiên dễ mắc phải nhất.

Một số lỗi ngữ pháp cực kỳ phổ biến mà đa số mọi người đều mắc phải là phân biệt giới tính danh từ để xác định mạo từ phù hợp. Trong tiếng Việt chúng ta không phân ra như vậy, nên đây là một trong những phần gây đau đầu nhất với học viên. Cách dùng mạo từ đúng:

  • Giống đực và số ít: le, un
  • Giống cái và số ít: la, une
  • Số nhiều: les, des

Ví dụ: le père, la mère, un châtaignier,...

Một lỗi thường gặp nữa là chia động từ, bạn nên nhớ các động từ bình thường trong tiếng Pháp có ba dạng nhân từ (-er, -ir và -re), mỗi dạng có các quy tắc riêng, chưa kể động từ bất quy tắc. Để biết rõ hơn về cách dùng, bạn hãy tham khảo 8 thì động từ tiếng Pháp và cách chia nhé!

2.2. Phát âm sai âm câm và âm mũi

Phát âm tiếng Pháp nên chú ý âm câm và âm mũi

Kiểu phát âm từ mũi và miệng đôi khi gây khó khăn cho người học khi mới bắt đầu học tiếng Pháp, bởi bạn cần phải luyện tập khẩu âm và khuôn miệng để phát âm đúng.

Một sai lầm thường gặp của người học tiếng Pháp là đọc theo kiểu tiếng Anh hoặc chỉ đọc theo những chữ bạn nhìn thấy, chứ không xem phiên âm chuẩn của từ. Hệ lụy của việc này là khi bạn nói, người Pháp sẽ không hiểu, và nếu đi thi sẽ bị đánh giá thấp.

Các âm câm bạn cần nhớ để không mắc phải sai lầm khi sử dụng:

  • Kết thúc bằng phụ âm (p,g,n,m,s,t,...) sẽ không phát âm trừ “r” và “f”;
  • Kết thúc bằng  “e” sẽ không phát âm, nếu trước “e” là một phụ âm thì phát âm phụ âm.

Ví dụ: poulet, le parfum, grande,...

Với âm mũi, hãy nhớ rằng, nếu có chữ “m” hoặc “n” đứng sau một nguyên âm thì nguyên âm đó trở thành nguyên âm mũi. Tuy nhiên, nếu “m” hoặc “n” được theo sau bởi một nguyên âm khác sẽ không tạo ra nguyên âm mũi.

Ví dụ: un (một - giống đực)  là nguyên âm mũi, nhưng une (một - giống cái) thì không phải.

2.3. Không chú trọng kỹ năng viết

Kỹ năng viết đôi khi bị người học “bỏ quên”

Đây cũng là sai lầm thường gặp của một số người mới học tiếng Pháp, vì quá chú trọng vào ngữ pháp và các kỹ năng khác mà “bỏ quên” kỹ năng viết. Kỹ năng viết rất quan trọng, vì bạn cần sử dụng các câu, cấu trúc bạn học được để viết thành văn bản chứ không dừng lại ở học nói, học nghe.

Nếu mục tiêu của bạn là lấy chứng chỉ tiếng Pháp thì càng phải rèn luyện kỹ năng viết. Vì không chú trọng nên bạn dễ mắc phải các lỗi về sắp xếp thứ tự câu, chọn từ hợp ngữ cảnh và lập dàn ý cho một bài viết hoàn chỉnh.

2.4. Không mở rộng từ vựng tiếng Pháp

Học tiếng Pháp không nên quên học từ vựng

Đây là sai lầm lớn với những người học ngôn ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần học theo sách vở là đủ thì bạn sẽ nhanh chóng bị thụt lùi và nản chí khi đi thi hoặc xa hơn là khi tiếp xúc với người Pháp.

Từ vựng cực kỳ quan trọng trong cả 4 kỹ năng bạn cần có là nghe - nói - đọc - viết, bởi vì bạn sẽ cần biết nhiều để chọn từ phù hợp với văn cảnh, cũng như thể hiện được cảm xúc, ý tưởng trong lời truyền đạt của bạn.

Học tiếng Pháp rất cần bạn chăm chỉ nghiên cứu, tìm tòi và mở rộng vốn từ của mình qua báo chí, sách truyện, các chương trình TV,... của Pháp, bởi bạn sẽ học được nhiều từ, thành ngữ và cách người bản địa dùng từ ngữ của họ một cách thú vị.

2.5. Sai lầm thường gặp khi tập nghe tiếng Pháp

Khi mới học tiếng Pháp thường gặp khó khăn khi tập nghe

Khi tập nghe tiếng Pháp, sai lầm thường thấy nhất của những người mới “chân ướt chân ráo” trong việc học tiếng Pháp thì thường bị choáng ngợp bởi tốc độ nói của người Pháp. Vốn dĩ trong tiếng Pháp có các từ đồng âm và các từ nối nên khi nói nhanh sẽ khó nhận biết, khiến người học dễ bị nản.

Các cặp từ đồng âm dễ bị nghe nhầm như: des - dès; est - et;  Cour – cours – court ; Ras – rat – raz;... rất thường thấy trong các bài thi phần nghe, bạn cần nghe thật kĩ và gắn vào bối cảnh nói để xác định đúng từ. Để cải thiện kĩ năng nghe, JPF gợi ý bạn hãy thử áp dụng 5 bước luyện nghe tiếng Pháp hiệu quả nhé!                                                                                                                                                  

3. Cách hạn chế các lỗi sai khi học tiếng Pháp

Hạn chế các sai lầm khi học tiếng Pháp thế nào? 

Các sai lầm kể trên rất nhiều người đã gặp phải và chúng rất phổ biến, bạn nên thử các cách sau để hạn chế lỗi sai tốt nhất:

  • Luyện tập chăm chỉ mỗi ngày, ghi chú lỗi sai và sửa lại để nhớ;
  • Nếu bạn hay mắc lỗi phát âm, hãy tra cứu bảng phiên âm và rèn luyện hàng ngày;
  • Thường xuyên tìm kiếm các bản tin, chương trình hoặc sách tiếng Pháp để trau dồi 4 kỹ năng;
  • Rèn luyện khả năng viết bằng cách viết thư, viết review phim, sách,...;
  • Luôn ghi lại các từ mới, các câu thành ngữ, tiếng lóng để làm giàu vốn từ vựng cho bản thân;
  • Tìm đến các khóa học tiếng Pháp phù hợp với bản thân để có lộ trình học hiệu quả.

Nếu bạn đang băn khoăn khi bắt đầu học tiếng Pháp nên chọn khóa học nào thì hãy để lại thông tin cho JPF để chúng mình tư vấn kịp thời cho bạn nhé!

5 lỗi sai phổ biến khi bắt đầu học tiếng Pháp

Người mới bắt đầu học tiếng Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học. Chính vì vậy, việc mắc các sai lầm là tất yếu nhưng bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu kịp nhận ra và cải thiện chúng.
5 lỗi sai phổ biến khi bắt đầu học tiếng Pháp

Người mới bắt đầu học tiếng Pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học. Chính vì vậy, việc mắc các sai lầm là tất yếu nhưng bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu kịp nhận ra và cải thiện chúng.

1. Học tiếng Pháp có khó không?

Tiếng Pháp khó nhất ở phần ngữ pháp

Theo Ethnologue, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ 5 trên thế giới và được coi là “ngôn ngữ của sự lãng mạn”. Tiếng Pháp “khó nhằn” nhất ở phần ngữ pháp, bởi có rất nhiều thì, cấu trúc câu cũng phức tạp. Để chinh phục tiếng Pháp, bạn sẽ cần chăm chỉ và luyện tập hàng ngày.

Trong quá trình bắt đầu học tiếng Pháp, bạn sẽ vấp phải nhiều lỗi sai trong cả 4 kỹ năng cơ bản: Nghe - Nói - Đọc - Viết, nhưng đây là điều tất yếu khi bạn học bất kỳ ngoại ngữ nào. Điều bạn cần làm là cùng JPF tìm hiểu xem bạn đang mắc những sai lầm phổ biến nào dưới đây để khắc phục kịp thời.

2. Những sai lầm khi mới bắt đầu học tiếng Pháp

2.1. Một số lỗi về ngữ pháp tiếng Pháp

Người mới bắt đầu học tiếng Pháp thường mắc lỗi ngữ pháp

Như đã nói ở trên, tiếng Pháp có hệ thống ngữ pháp nổi tiếng là phức tạp với cách phân biệt giới tính cho các danh từ, động từ và các cấu trúc câu thì phức tạp. Bởi vậy, khi bạn mới bắt đầu học tiếng Pháp, đây sẽ là sai lầm đầu tiên dễ mắc phải nhất.

Một số lỗi ngữ pháp cực kỳ phổ biến mà đa số mọi người đều mắc phải là phân biệt giới tính danh từ để xác định mạo từ phù hợp. Trong tiếng Việt chúng ta không phân ra như vậy, nên đây là một trong những phần gây đau đầu nhất với học viên. Cách dùng mạo từ đúng:

  • Giống đực và số ít: le, un
  • Giống cái và số ít: la, une
  • Số nhiều: les, des

Ví dụ: le père, la mère, un châtaignier,...

Một lỗi thường gặp nữa là chia động từ, bạn nên nhớ các động từ bình thường trong tiếng Pháp có ba dạng nhân từ (-er, -ir và -re), mỗi dạng có các quy tắc riêng, chưa kể động từ bất quy tắc. Để biết rõ hơn về cách dùng, bạn hãy tham khảo 8 thì động từ tiếng Pháp và cách chia nhé!

2.2. Phát âm sai âm câm và âm mũi

Phát âm tiếng Pháp nên chú ý âm câm và âm mũi

Kiểu phát âm từ mũi và miệng đôi khi gây khó khăn cho người học khi mới bắt đầu học tiếng Pháp, bởi bạn cần phải luyện tập khẩu âm và khuôn miệng để phát âm đúng.

Một sai lầm thường gặp của người học tiếng Pháp là đọc theo kiểu tiếng Anh hoặc chỉ đọc theo những chữ bạn nhìn thấy, chứ không xem phiên âm chuẩn của từ. Hệ lụy của việc này là khi bạn nói, người Pháp sẽ không hiểu, và nếu đi thi sẽ bị đánh giá thấp.

Các âm câm bạn cần nhớ để không mắc phải sai lầm khi sử dụng:

  • Kết thúc bằng phụ âm (p,g,n,m,s,t,...) sẽ không phát âm trừ “r” và “f”;
  • Kết thúc bằng  “e” sẽ không phát âm, nếu trước “e” là một phụ âm thì phát âm phụ âm.

Ví dụ: poulet, le parfum, grande,...

Với âm mũi, hãy nhớ rằng, nếu có chữ “m” hoặc “n” đứng sau một nguyên âm thì nguyên âm đó trở thành nguyên âm mũi. Tuy nhiên, nếu “m” hoặc “n” được theo sau bởi một nguyên âm khác sẽ không tạo ra nguyên âm mũi.

Ví dụ: un (một - giống đực)  là nguyên âm mũi, nhưng une (một - giống cái) thì không phải.

2.3. Không chú trọng kỹ năng viết

Kỹ năng viết đôi khi bị người học “bỏ quên”

Đây cũng là sai lầm thường gặp của một số người mới học tiếng Pháp, vì quá chú trọng vào ngữ pháp và các kỹ năng khác mà “bỏ quên” kỹ năng viết. Kỹ năng viết rất quan trọng, vì bạn cần sử dụng các câu, cấu trúc bạn học được để viết thành văn bản chứ không dừng lại ở học nói, học nghe.

Nếu mục tiêu của bạn là lấy chứng chỉ tiếng Pháp thì càng phải rèn luyện kỹ năng viết. Vì không chú trọng nên bạn dễ mắc phải các lỗi về sắp xếp thứ tự câu, chọn từ hợp ngữ cảnh và lập dàn ý cho một bài viết hoàn chỉnh.

2.4. Không mở rộng từ vựng tiếng Pháp

Học tiếng Pháp không nên quên học từ vựng

Đây là sai lầm lớn với những người học ngôn ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần học theo sách vở là đủ thì bạn sẽ nhanh chóng bị thụt lùi và nản chí khi đi thi hoặc xa hơn là khi tiếp xúc với người Pháp.

Từ vựng cực kỳ quan trọng trong cả 4 kỹ năng bạn cần có là nghe - nói - đọc - viết, bởi vì bạn sẽ cần biết nhiều để chọn từ phù hợp với văn cảnh, cũng như thể hiện được cảm xúc, ý tưởng trong lời truyền đạt của bạn.

Học tiếng Pháp rất cần bạn chăm chỉ nghiên cứu, tìm tòi và mở rộng vốn từ của mình qua báo chí, sách truyện, các chương trình TV,... của Pháp, bởi bạn sẽ học được nhiều từ, thành ngữ và cách người bản địa dùng từ ngữ của họ một cách thú vị.

2.5. Sai lầm thường gặp khi tập nghe tiếng Pháp

Khi mới học tiếng Pháp thường gặp khó khăn khi tập nghe

Khi tập nghe tiếng Pháp, sai lầm thường thấy nhất của những người mới “chân ướt chân ráo” trong việc học tiếng Pháp thì thường bị choáng ngợp bởi tốc độ nói của người Pháp. Vốn dĩ trong tiếng Pháp có các từ đồng âm và các từ nối nên khi nói nhanh sẽ khó nhận biết, khiến người học dễ bị nản.

Các cặp từ đồng âm dễ bị nghe nhầm như: des - dès; est - et;  Cour – cours – court ; Ras – rat – raz;... rất thường thấy trong các bài thi phần nghe, bạn cần nghe thật kĩ và gắn vào bối cảnh nói để xác định đúng từ. Để cải thiện kĩ năng nghe, JPF gợi ý bạn hãy thử áp dụng 5 bước luyện nghe tiếng Pháp hiệu quả nhé!                                                                                                                                                  

3. Cách hạn chế các lỗi sai khi học tiếng Pháp

Hạn chế các sai lầm khi học tiếng Pháp thế nào? 

Các sai lầm kể trên rất nhiều người đã gặp phải và chúng rất phổ biến, bạn nên thử các cách sau để hạn chế lỗi sai tốt nhất:

  • Luyện tập chăm chỉ mỗi ngày, ghi chú lỗi sai và sửa lại để nhớ;
  • Nếu bạn hay mắc lỗi phát âm, hãy tra cứu bảng phiên âm và rèn luyện hàng ngày;
  • Thường xuyên tìm kiếm các bản tin, chương trình hoặc sách tiếng Pháp để trau dồi 4 kỹ năng;
  • Rèn luyện khả năng viết bằng cách viết thư, viết review phim, sách,...;
  • Luôn ghi lại các từ mới, các câu thành ngữ, tiếng lóng để làm giàu vốn từ vựng cho bản thân;
  • Tìm đến các khóa học tiếng Pháp phù hợp với bản thân để có lộ trình học hiệu quả.

Nếu bạn đang băn khoăn khi bắt đầu học tiếng Pháp nên chọn khóa học nào thì hãy để lại thông tin cho JPF để chúng mình tư vấn kịp thời cho bạn nhé!

Đăng ký tư vấn khóa học
Thông tin liên hệ của bạn
Mẫu đăng ký của bạn đã được ghi nhận! Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất
Hình như có sai sót, bạn hãy kiểm tra lại form đăng ký của mình nhé!
BÀI VIẾT Mới nhất

Từ cộng đồng Je Parle Français

JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
Từ vựng tiếng Pháp B2 (Phần 1)

Khám phá từ vựng tiếng Pháp B2 về môi trường, chính trị - xã hội và kinh tế. Bài viết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp và hiểu biết tiếng Pháp B2

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Nước Pháp
Du lịch Pháp: khám phá kiến trúc nổi tiếng

du lịch Pháp đưa bạn đến với những kiến trúc nổi tiếng và những công trình đồ sộ, cổ kính và vang danh đến tận ngày nay. Cùng JPF khám phá ngay nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Tự học tiếng Pháp
5 lỗi sai phổ biến khi bắt đầu học tiếng Pháp

Khi mới bắt đầu học tiếng Pháp, hầu hết người học đều không tránh khỏi những lỗi sai cơ bản. Cùng tìm hiểu những sai lầm đó và cách cải thiện cùng JPF nhé!

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Tất tần tật thông tin xin học bổng Eiffel

Du học sinh bắt đầu ứng tuyển học bổng du học Pháp Eiffel năm học 2025 - 2026 từ ngày 01/10/2024.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Thông tin du học Pháp bậc thạc sĩ

Du học Pháp bậc thạc sĩ là một trong những lựa chọn phù hợp nhằm nâng cao trình độ học vấn và trải nghiệm môi trường học tập, du học bậc thạc sĩ tại Pháp 2025.

Đọc tiếp
JPF Je Parle Français
Du học Pháp
Top 5 trang web tìm việc làm cho du học sinh Pháp

Du học sinh muốn tìm việc làm ở Pháp thì làm thế nào? Tham khảo 5 trang web tìm việc dưới đây nhé!

Đọc tiếp