“Phong ba bão táp" không bằng ngữ pháp tiếng Pháp. Tham khảo bài viết này của JPF để quá trình học ngữ pháp tiếng Pháp của bạn trở nên hiệu quả hơn nhé!
Ngữ pháp tiếng Pháp là một trong những nội dung bắt buộc học của tất cả mọi ngôn ngữ. Nếu như từ vựng là những viên gạch thì ngữ pháp là chất keo kết dính, là thành phần kết cấu các cú pháp, tạo thành một câu trong đoạn văn, trong giao tiếp.
Được xếp vào danh sách “ngôn ngữ có ngữ pháp khó nhằn", ngữ pháp tiếng Pháp được phân cấp thành nhiều mức từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng nếu các bạn biết cách học, biết cách vận dụng ngữ pháp vào trong cấu trúc câu thì không quá khó.
Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn về việc học ngữ pháp thì có thể bạn đang chưa đi đúng hướng. Cùng Je Parle Francais tìm hiểu học ngữ pháp tiếng Pháp như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ để đạt hiệu quả nhé!
Thực tế xét về hệ thống thì ngữ pháp tiếng Pháp không có gì phức tạp lắm. Đầu tiên, các bạn cần hiểu rõ về các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Hãy hiểu rõ về bản chất và cách dùng của các loại từ trong tiếng Pháp thay vì chỉ đọc để biết.
Ví dụ: Danh từ và động từ ít khi đứng một mình, tính từ thì hầu như có thể đứng một mình. Từ đó, đặt ra các câu hỏi đi sâu vào bản chất như: “Thế đi kèm với chúng là gì?” và tìm câu trả lời - Bao gồm: mạo từ, các định từ và với động từ thì có bổ ngữ.
Sau khi đã nắm các cấu trúc tạo nên câu, bạn có thể tiếp tục quá trình học ngữ pháp bằng cách tìm hiểu các cụm thành phần trong câu và các dạng câu đặc biệt.
Tóm lại, muốn “tiếp thu" ngữ pháp tiếng Pháp một cách “trôi chảy" thì bạn cần tìm hiểu xem tổng quát bên ngoài trước và hiểu được chúng ta cần học ngữ pháp để làm gì, dùng vào đâu, diễn giải như thế nào rồi thì chúng ta sẽ đi vào chi tiết sau.
Sau khi đã nắm rõ hệ thống, bạn sẽ tiếp tục đào sâu chi tiết để có thể chinh phục và làm chủ hoàn toàn ngữ pháp tiếng Pháp.
Giống/số, chia động từ và các loại đại từ là 3 chi tiết cơ bản ngữ pháp quan trọng mà bạn cần đào sâu.
Giống và số là lưu ý căn bản nhất để giúp bạn tự tin làm chủ vốn ngữ pháp tiếng Pháp. Khi đọc vào câu, nếu bạn viết đúng giống đực giống cái cho mạo từ, tính từ, danh từ thì bạn đã gần như đi được 2/3 chặng đường chinh phục ngữ pháp tiếng Pháp.
Vì khi xác định được đâu là giống cái, đâu là giống đực, đâu là số nhiều, đâu là số ít… bạn có thể chia đúng tính từ và danh từ dựa trên các quy tắc (accord de genre et de nombre).
Ví dụ: un bel animal, les beaux animaux…
Tuy phần lớn trường hợp sẽ theo quy tắc nhưng ngữ pháp tiếng Pháp cũng không thiếu những ngoại lệ bắt buộc bạn phải học thuộc và ghi nhớ! Nhưng hãy nắm rõ những quy tắc trước.
Xem thêm: Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ
Chỉ đứng sau “Giống và Số", chia động từ tiếng pháp là một phạm trù “phức tạp". Làm chủ được chia động từ thì gần như bạn đã thành công trong việc chinh phục ngữ pháp tiếng Pháp.
Để học dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo một vài mẹo cho chia động từ như sau:
Với đâu đó khoảng 10 loại đại từ, có nhiều loại có những điểm vô cùng giống nhau, có loại thì một từ nhưng đa chức năng, đây là phần khó nhất và dễ lẫn lộn nhất. Khi đem ra áp dụng vào thực tế cũng là một vấn đề.
Lời khuyên duy nhất là: hãy để ý trong các đoạn văn bạn đọc hoặc những câu nói thường ngày của người Pháp (có thể là bạn nghe đi nghe lại nhiều lần, trực tiếp hoặc gián tiếp qua đài radio, tivi hoặc video trên youtube), ghi chép lại tự phân tích đối chiếu theo kiến thức đã học và tập dùng dần cho quen.
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Pháp, hãy tập trung vào phần danh từ, tính từ và chia động từ trước. Cả hai đều quan trọng như nhau.
Khi đã tới một trình độ nhất định, hoặc sau một thời gian học lan man mà không định vị được mình đang ở đâu, lúc đó, bạn hãy quay lại bảng mục lục (table de matière), chỗ nào thấy chưa tự tin thì ôn lại trước (cố gắng làm cả dạng bài tập nâng cao cho những phần đó).
Nắm chắc phần nào rồi hãy tiếp tục tiếp tục với những phần tiếp theo khác!
Một vài cuốn sách bạn có thể tham khảo khi muốn đầu tư ngữ pháp tiếng Pháp để không bị hoang mang trong biển sách mà tốn tiền oan.
Một trang học ngữ pháp online đáp ứng đủ tiêu chí, có hệ thống, ngắn gọn, dễ hiểu, học lúc nào cũng được: Règles de français - La conjugaison
Sách ngữ pháp thiết yếu cho người mới bắt đầu, trình độ A1-A2: Grammaire Essentielle du Français
500 bài tập ngữ pháp cho người mới bắt đầu (trình độ A1) – in ra để làm bài tập nhé các bạn: Grammaire Niveau A1
Trang học tiếng pháp bổ ích: Học tiếng Pháp cùng JPF
Chỉ với 100 cấu trúc ngữ pháp tiếng Pháp là bạn có thể hiểu tới 90% các bài tin tức/sách truyện hay phim ảnh bằng tiếng Pháp. Kiến thức ngữ pháp đó đủ để bạn sống tại 1 nước bản xứ nói tiếng Pháp mà không gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hằng ngày.
Vậy nên, không cần quá áp lực mà hãy học ngữ pháp tiếng Pháp một cách chỉn chu và bài bản nhất nhé!
“Phong ba bão táp" không bằng ngữ pháp tiếng Pháp. Tham khảo bài viết này của JPF để quá trình học ngữ pháp tiếng Pháp của bạn trở nên hiệu quả hơn nhé!
Ngữ pháp tiếng Pháp là một trong những nội dung bắt buộc học của tất cả mọi ngôn ngữ. Nếu như từ vựng là những viên gạch thì ngữ pháp là chất keo kết dính, là thành phần kết cấu các cú pháp, tạo thành một câu trong đoạn văn, trong giao tiếp.
Được xếp vào danh sách “ngôn ngữ có ngữ pháp khó nhằn", ngữ pháp tiếng Pháp được phân cấp thành nhiều mức từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng nếu các bạn biết cách học, biết cách vận dụng ngữ pháp vào trong cấu trúc câu thì không quá khó.
Nếu bạn đang cảm thấy khó khăn về việc học ngữ pháp thì có thể bạn đang chưa đi đúng hướng. Cùng Je Parle Francais tìm hiểu học ngữ pháp tiếng Pháp như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ để đạt hiệu quả nhé!
Thực tế xét về hệ thống thì ngữ pháp tiếng Pháp không có gì phức tạp lắm. Đầu tiên, các bạn cần hiểu rõ về các loại từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ. Hãy hiểu rõ về bản chất và cách dùng của các loại từ trong tiếng Pháp thay vì chỉ đọc để biết.
Ví dụ: Danh từ và động từ ít khi đứng một mình, tính từ thì hầu như có thể đứng một mình. Từ đó, đặt ra các câu hỏi đi sâu vào bản chất như: “Thế đi kèm với chúng là gì?” và tìm câu trả lời - Bao gồm: mạo từ, các định từ và với động từ thì có bổ ngữ.
Sau khi đã nắm các cấu trúc tạo nên câu, bạn có thể tiếp tục quá trình học ngữ pháp bằng cách tìm hiểu các cụm thành phần trong câu và các dạng câu đặc biệt.
Tóm lại, muốn “tiếp thu" ngữ pháp tiếng Pháp một cách “trôi chảy" thì bạn cần tìm hiểu xem tổng quát bên ngoài trước và hiểu được chúng ta cần học ngữ pháp để làm gì, dùng vào đâu, diễn giải như thế nào rồi thì chúng ta sẽ đi vào chi tiết sau.
Sau khi đã nắm rõ hệ thống, bạn sẽ tiếp tục đào sâu chi tiết để có thể chinh phục và làm chủ hoàn toàn ngữ pháp tiếng Pháp.
Giống/số, chia động từ và các loại đại từ là 3 chi tiết cơ bản ngữ pháp quan trọng mà bạn cần đào sâu.
Giống và số là lưu ý căn bản nhất để giúp bạn tự tin làm chủ vốn ngữ pháp tiếng Pháp. Khi đọc vào câu, nếu bạn viết đúng giống đực giống cái cho mạo từ, tính từ, danh từ thì bạn đã gần như đi được 2/3 chặng đường chinh phục ngữ pháp tiếng Pháp.
Vì khi xác định được đâu là giống cái, đâu là giống đực, đâu là số nhiều, đâu là số ít… bạn có thể chia đúng tính từ và danh từ dựa trên các quy tắc (accord de genre et de nombre).
Ví dụ: un bel animal, les beaux animaux…
Tuy phần lớn trường hợp sẽ theo quy tắc nhưng ngữ pháp tiếng Pháp cũng không thiếu những ngoại lệ bắt buộc bạn phải học thuộc và ghi nhớ! Nhưng hãy nắm rõ những quy tắc trước.
Xem thêm: Tổng hợp ngữ pháp tiếng Pháp A2 trọng tâm cần nhớ
Chỉ đứng sau “Giống và Số", chia động từ tiếng pháp là một phạm trù “phức tạp". Làm chủ được chia động từ thì gần như bạn đã thành công trong việc chinh phục ngữ pháp tiếng Pháp.
Để học dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo một vài mẹo cho chia động từ như sau:
Với đâu đó khoảng 10 loại đại từ, có nhiều loại có những điểm vô cùng giống nhau, có loại thì một từ nhưng đa chức năng, đây là phần khó nhất và dễ lẫn lộn nhất. Khi đem ra áp dụng vào thực tế cũng là một vấn đề.
Lời khuyên duy nhất là: hãy để ý trong các đoạn văn bạn đọc hoặc những câu nói thường ngày của người Pháp (có thể là bạn nghe đi nghe lại nhiều lần, trực tiếp hoặc gián tiếp qua đài radio, tivi hoặc video trên youtube), ghi chép lại tự phân tích đối chiếu theo kiến thức đã học và tập dùng dần cho quen.
Đối với các bạn mới bắt đầu học tiếng Pháp, hãy tập trung vào phần danh từ, tính từ và chia động từ trước. Cả hai đều quan trọng như nhau.
Khi đã tới một trình độ nhất định, hoặc sau một thời gian học lan man mà không định vị được mình đang ở đâu, lúc đó, bạn hãy quay lại bảng mục lục (table de matière), chỗ nào thấy chưa tự tin thì ôn lại trước (cố gắng làm cả dạng bài tập nâng cao cho những phần đó).
Nắm chắc phần nào rồi hãy tiếp tục tiếp tục với những phần tiếp theo khác!
Một vài cuốn sách bạn có thể tham khảo khi muốn đầu tư ngữ pháp tiếng Pháp để không bị hoang mang trong biển sách mà tốn tiền oan.
Một trang học ngữ pháp online đáp ứng đủ tiêu chí, có hệ thống, ngắn gọn, dễ hiểu, học lúc nào cũng được: Règles de français - La conjugaison
Sách ngữ pháp thiết yếu cho người mới bắt đầu, trình độ A1-A2: Grammaire Essentielle du Français
500 bài tập ngữ pháp cho người mới bắt đầu (trình độ A1) – in ra để làm bài tập nhé các bạn: Grammaire Niveau A1
Trang học tiếng pháp bổ ích: Học tiếng Pháp cùng JPF
Chỉ với 100 cấu trúc ngữ pháp tiếng Pháp là bạn có thể hiểu tới 90% các bài tin tức/sách truyện hay phim ảnh bằng tiếng Pháp. Kiến thức ngữ pháp đó đủ để bạn sống tại 1 nước bản xứ nói tiếng Pháp mà không gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp hằng ngày.
Vậy nên, không cần quá áp lực mà hãy học ngữ pháp tiếng Pháp một cách chỉn chu và bài bản nhất nhé!
Cập nhật thông tin danh sách học bổng du học tại các trường kinh doanh hàng đầu nước Pháp ứng tuyển năm học 2025 - 2026.
Đọc tiếpKhám phá top 10 học bổng du học Pháp tại các trường kinh doanh hàng đầu. Cơ hội nhận hỗ trợ học phí lên đến 30% cho các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, MBA và Executive Education.
Đọc tiếpBỏ túi bộ từ vựng tiếng Pháp B2 về chủ đề lịch sử, sân khấu - điện ảnh và văn học - nghệ thuật. Cùng JPF khám phá từ vựng tiếng Pháp B2 theo chủ đề nhé!
Đọc tiếpBí quyết đạt điểm cao kỹ năng nói khi thi chứng chỉ DELF tất cả các trình độ là gì? Cùng JPF khám phá ngay tại bài viết này!
Đọc tiếpBạn đang tìm hiểu về du lịch Pháp. Thời điểm nào đi Pháp sẽ đẹp nhất Cùng JPF tìm hiểu du lịch Pháp mùa thu và mùa đông có gì thú vị nhé!
Đọc tiếpMở đơn nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng du học Pháp France Excellence năm học 2025 - 2026 từ ngày 8/11/2024 - 10/01/2025
Đọc tiếp