Có rất nhiều họa sĩ Pháp nổi tiếng. Để biết thêm chi tiết về họ cũng như về nghệ thuật Pháp nói chung, hãy theo dõi bài viết nhé!
Pháp là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng, cùng với đó là những tác phẩm để đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chúng ta không thể phủ nhận được những gì mà hội họa Pháp đã cống hiến cho nghệ thuật thế giới. Nếu bạn là một người yêu thích hội họa, đừng bỏ qua và hãy đọc bài viết này nhé!
Qua nhiều thế kỷ, các nhà các nhà quý tộc, vua chúa Pháp đã thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật hội họa. Chẳng hạn như nhà vua Louis XIII và Louis XIV, những người đã đóng góp nhiều vào thành lập Học viện Mỹ thuật Pháp. Môi trường này đã trở thành vùng đất màu mỡ cho nghệ thuật Pháp phát triển và hình thành nhiều trường phái.
Tân cổ điển là một phong trào nghệ thuật từ thế kỷ XVIII dựa trên những di sản của nghệ thuật La Mã và Hy Lạp cổ đại. Chủ nghĩa này như là một sự đáp trả phong cách Rococo - trào lưu được cho là quá lố và nông cạn.
Được coi như là một trong những họa sĩ Tân cổ điển hàng đầu của thời đại, Jacques - Louis David có xuất thân từ Paris. Quá trình đào tạo bài bản và toàn diện về mỹ thuật đã mài dũa tài năng và khiến ông trở thành một họa sĩ nổi tiếng tại phòng trưng bày Salon, Paris.
Khác với phong cách Rococo điển hình được thịnh hành tại Pháp bấy giờ, ông tạo ra những tác phẩm với ít màu sắc và có bố cục tối giản hơn để mô tả chủ đề cổ điển. Trong cuộc cách mạng Pháp, ông thể hiện sự ủng hộ với người bạn của mình là Maximilien Robespierre và trở thành một con người khá độc tài trong giới nghệ thuật dưới Cộng hòa Pháp.
Sau khi Robespierre mất quyền lực, ông liên kết với Napoléon - Tổng tài thứ nhất của Pháp. Sau khi đế chế của Napoléon sụp đổ, David lưu vong đến Brussels, rồi đến Anh Quốc, nơi ông sống tới cuối đời.
Là một người có nhiều học trò, Louis David trở thành một trong những họa sĩ Pháp có tầm ảnh hưởng nhất trong nghệ thuật Pháp đầu thế kỷ XIX. Nghệ thuật của ông tác động sâu rộng đến phong cách Tân cổ điển khắp Châu Âu.
Có thể bạn quan tâm: Tự học tiếng Pháp
Được sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Montauban, Jean-Auguste-Dominique Ingres đến Paris và học trong xưởng vẽ của David. Ông ra mắt trong giới nghệ thuật Pháp vào năm 1802 tại phòng trưng bày Salon và đoạt giải “Prix de Rome” cho bức “Achille recevant les envoyés d'Agamemnon”.
Năm 1806, ông cư trú tại Rome và thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về các bậc thầy thời Phục hưng của Ý cũng như Bỉ. Tại đây, phong cách vẽ của họa sĩ Pháp Ingres được phát triển đầy đủ và nó ảnh hưởng lớn tới những tác phẩm suốt quãng đời còn lại của ông.
Jean-Auguste-Dominique Ingres tiếp tục hoạt động tích cực trong giới nghệ thuật nhưng mãi đến tận năm 1824 ông mới thực sự được công nhận. Bức “Le Vœu de Louis XIII” gặt hái được thành công lớn, các nhà phê bình coi Ignres là đại diện tiêu biểu của trường phái Tân cổ điển ở Pháp.
Trước những lời chỉ trích gay gắt đối với bức tranh tham vọng - “Le Martyre de saint Symphorien”, ông quay trở lại Ý và đảm nhận quyền giám đốc “Học viện Pháp” tại Rome. Vào năm 1835, ông quay lại Paris. Trong những năm cuối đời ông vẽ lại các phiên bản mới của những tác phẩm trước đó.
Chủ nghĩa Lãng mạn là một phong trào văn hóa nổi lên vào khoảng 1780. Khi bắt đầu, chủ nghĩa này bị Tân cổ điển đối đầu gay gắt. Thời đó, Chủ nghĩa Tân cổ điển thống trị khắp Châu Âu với những quan điểm thẩm mỹ khắc khổ và ý tưởng khai sáng, triết học, đặt trọng tâm vào cá nhân.
Tuy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng không thể phủ nhận được những tác động của Théodore Géricault tới phong trào Lãng mạn. Géricault sinh ra ở Rouen, Pháp. Ông được Carle Vernet và Peirre-Narcisse Guérin giáo dục nghiêm khắc.
Géricault sớm rời lớp học và chọn ở tại Louvre. Lúc đó, ông bắt đầu sao chép các bức tranh của Rubens, Titian, Velázquez và Rembrandt. Tác phẩm đầu tiên được trưng bày của ông là bức “Officier de chasseurs à cheval de la garde impériale chargeant” vào năm 1812.
Trong khoảng thời gian này, ông khám phá ra một nguồn sức sống mà bản thân cảm thấy Tân cổ điển đang thiếu sót. Về sau, Géricault dành phần lớn thời gian ở đồn trú của cung điện Versailles và quan sát, học về ngựa và kỵ binh. Tại đây, ông đã thực hiện một loạt thay đổi trong phong cách vẽ của mình.
Qua những năm tháng cuộc đời, người họa sĩ Pháp đã có những tác động không hề nhỏ trong tiến trình của phong trào Lãng mạn. “Le Radeau de la Méduse” là bức tranh nổi tiếng nhất của Géricault. Bức họa miêu tả hậu quả đau đớn về một vụ đắm tàu tại Pháp. Đây cũng chính là tác phẩm mà chàng họa sĩ Pháp Eugène Delacroix lấy cảm hứng để thúc đẩy phong cách vẽ Lãng mạn của bản thân.
Có thể bạn cần: Du học Pháp
Eugène Delacroix sinh ra tại Charenton-Saint-Maurice ở Île-de-France, gần Paris. Ông lớn lên trong một gia đình với nhiều biến cố. Ban đầu ông theo học tại Lycée Louis-le-Grand và Lycée Pierre Corneille ở Rouen, nơi ông đắm mình trong các tác phẩm kinh điển và đạt được giải thưởng về hội họa.
Bức “Le Radeau de la Méduse” của Géricault đã đả động sâu sắc và kích thích ông cho ra đời tác phẩm đầu tiên “La Barque de Dante” được chấp nhận bởi phòng trưng bày Salon, Paris. Tác phẩm đã gây ấn tượng và bị công chúng chế giễu. Mặc cho những khó khăn, ông vẫn tiếp tục và hai năm sau ông thành công với bức “Scène des massacres de Scio”
Eugène Delacroix được coi như là thủ lĩnh của trường phái Lãng mạn tại Pháp. Trái ngược với chủ nghĩa hoàn hảo Tân cổ điển của đối thủ Ingres, Delacroix lấy cảm hứng từ Rubens và các họa sĩ thời phục hưng Venice. Ông là một bậc thầy về màu sắc, chuyển động và kịch tính.
Nghệ thuật Pháp được chia ra làm bốn trường phái chính: Cổ điển, Lãng mạn, Hiện thực và Ấn tượng. Trong bài viết ngày hôm nay Je Parle Francais sẽ tạm dừng sau khi đã liệt kê một vài họa sĩ Pháp nổi tiếng nhất về hai trường phái Cổ điển và trường phái Lãng mạn. Mời bạn đón đọc phần tiếp theo đến từ JPF để biết thêm về hai trường phái còn lại nhé!
Đừng bỏ lỡ: Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ
Có rất nhiều họa sĩ Pháp nổi tiếng. Để biết thêm chi tiết về họ cũng như về nghệ thuật Pháp nói chung, hãy theo dõi bài viết nhé!
Pháp là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng, cùng với đó là những tác phẩm để đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chúng ta không thể phủ nhận được những gì mà hội họa Pháp đã cống hiến cho nghệ thuật thế giới. Nếu bạn là một người yêu thích hội họa, đừng bỏ qua và hãy đọc bài viết này nhé!
Qua nhiều thế kỷ, các nhà các nhà quý tộc, vua chúa Pháp đã thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật hội họa. Chẳng hạn như nhà vua Louis XIII và Louis XIV, những người đã đóng góp nhiều vào thành lập Học viện Mỹ thuật Pháp. Môi trường này đã trở thành vùng đất màu mỡ cho nghệ thuật Pháp phát triển và hình thành nhiều trường phái.
Tân cổ điển là một phong trào nghệ thuật từ thế kỷ XVIII dựa trên những di sản của nghệ thuật La Mã và Hy Lạp cổ đại. Chủ nghĩa này như là một sự đáp trả phong cách Rococo - trào lưu được cho là quá lố và nông cạn.
Được coi như là một trong những họa sĩ Tân cổ điển hàng đầu của thời đại, Jacques - Louis David có xuất thân từ Paris. Quá trình đào tạo bài bản và toàn diện về mỹ thuật đã mài dũa tài năng và khiến ông trở thành một họa sĩ nổi tiếng tại phòng trưng bày Salon, Paris.
Khác với phong cách Rococo điển hình được thịnh hành tại Pháp bấy giờ, ông tạo ra những tác phẩm với ít màu sắc và có bố cục tối giản hơn để mô tả chủ đề cổ điển. Trong cuộc cách mạng Pháp, ông thể hiện sự ủng hộ với người bạn của mình là Maximilien Robespierre và trở thành một con người khá độc tài trong giới nghệ thuật dưới Cộng hòa Pháp.
Sau khi Robespierre mất quyền lực, ông liên kết với Napoléon - Tổng tài thứ nhất của Pháp. Sau khi đế chế của Napoléon sụp đổ, David lưu vong đến Brussels, rồi đến Anh Quốc, nơi ông sống tới cuối đời.
Là một người có nhiều học trò, Louis David trở thành một trong những họa sĩ Pháp có tầm ảnh hưởng nhất trong nghệ thuật Pháp đầu thế kỷ XIX. Nghệ thuật của ông tác động sâu rộng đến phong cách Tân cổ điển khắp Châu Âu.
Có thể bạn quan tâm: Tự học tiếng Pháp
Được sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Montauban, Jean-Auguste-Dominique Ingres đến Paris và học trong xưởng vẽ của David. Ông ra mắt trong giới nghệ thuật Pháp vào năm 1802 tại phòng trưng bày Salon và đoạt giải “Prix de Rome” cho bức “Achille recevant les envoyés d'Agamemnon”.
Năm 1806, ông cư trú tại Rome và thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về các bậc thầy thời Phục hưng của Ý cũng như Bỉ. Tại đây, phong cách vẽ của họa sĩ Pháp Ingres được phát triển đầy đủ và nó ảnh hưởng lớn tới những tác phẩm suốt quãng đời còn lại của ông.
Jean-Auguste-Dominique Ingres tiếp tục hoạt động tích cực trong giới nghệ thuật nhưng mãi đến tận năm 1824 ông mới thực sự được công nhận. Bức “Le Vœu de Louis XIII” gặt hái được thành công lớn, các nhà phê bình coi Ignres là đại diện tiêu biểu của trường phái Tân cổ điển ở Pháp.
Trước những lời chỉ trích gay gắt đối với bức tranh tham vọng - “Le Martyre de saint Symphorien”, ông quay trở lại Ý và đảm nhận quyền giám đốc “Học viện Pháp” tại Rome. Vào năm 1835, ông quay lại Paris. Trong những năm cuối đời ông vẽ lại các phiên bản mới của những tác phẩm trước đó.
Chủ nghĩa Lãng mạn là một phong trào văn hóa nổi lên vào khoảng 1780. Khi bắt đầu, chủ nghĩa này bị Tân cổ điển đối đầu gay gắt. Thời đó, Chủ nghĩa Tân cổ điển thống trị khắp Châu Âu với những quan điểm thẩm mỹ khắc khổ và ý tưởng khai sáng, triết học, đặt trọng tâm vào cá nhân.
Tuy chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng không thể phủ nhận được những tác động của Théodore Géricault tới phong trào Lãng mạn. Géricault sinh ra ở Rouen, Pháp. Ông được Carle Vernet và Peirre-Narcisse Guérin giáo dục nghiêm khắc.
Géricault sớm rời lớp học và chọn ở tại Louvre. Lúc đó, ông bắt đầu sao chép các bức tranh của Rubens, Titian, Velázquez và Rembrandt. Tác phẩm đầu tiên được trưng bày của ông là bức “Officier de chasseurs à cheval de la garde impériale chargeant” vào năm 1812.
Trong khoảng thời gian này, ông khám phá ra một nguồn sức sống mà bản thân cảm thấy Tân cổ điển đang thiếu sót. Về sau, Géricault dành phần lớn thời gian ở đồn trú của cung điện Versailles và quan sát, học về ngựa và kỵ binh. Tại đây, ông đã thực hiện một loạt thay đổi trong phong cách vẽ của mình.
Qua những năm tháng cuộc đời, người họa sĩ Pháp đã có những tác động không hề nhỏ trong tiến trình của phong trào Lãng mạn. “Le Radeau de la Méduse” là bức tranh nổi tiếng nhất của Géricault. Bức họa miêu tả hậu quả đau đớn về một vụ đắm tàu tại Pháp. Đây cũng chính là tác phẩm mà chàng họa sĩ Pháp Eugène Delacroix lấy cảm hứng để thúc đẩy phong cách vẽ Lãng mạn của bản thân.
Có thể bạn cần: Du học Pháp
Eugène Delacroix sinh ra tại Charenton-Saint-Maurice ở Île-de-France, gần Paris. Ông lớn lên trong một gia đình với nhiều biến cố. Ban đầu ông theo học tại Lycée Louis-le-Grand và Lycée Pierre Corneille ở Rouen, nơi ông đắm mình trong các tác phẩm kinh điển và đạt được giải thưởng về hội họa.
Bức “Le Radeau de la Méduse” của Géricault đã đả động sâu sắc và kích thích ông cho ra đời tác phẩm đầu tiên “La Barque de Dante” được chấp nhận bởi phòng trưng bày Salon, Paris. Tác phẩm đã gây ấn tượng và bị công chúng chế giễu. Mặc cho những khó khăn, ông vẫn tiếp tục và hai năm sau ông thành công với bức “Scène des massacres de Scio”
Eugène Delacroix được coi như là thủ lĩnh của trường phái Lãng mạn tại Pháp. Trái ngược với chủ nghĩa hoàn hảo Tân cổ điển của đối thủ Ingres, Delacroix lấy cảm hứng từ Rubens và các họa sĩ thời phục hưng Venice. Ông là một bậc thầy về màu sắc, chuyển động và kịch tính.
Nghệ thuật Pháp được chia ra làm bốn trường phái chính: Cổ điển, Lãng mạn, Hiện thực và Ấn tượng. Trong bài viết ngày hôm nay Je Parle Francais sẽ tạm dừng sau khi đã liệt kê một vài họa sĩ Pháp nổi tiếng nhất về hai trường phái Cổ điển và trường phái Lãng mạn. Mời bạn đón đọc phần tiếp theo đến từ JPF để biết thêm về hai trường phái còn lại nhé!
Đừng bỏ lỡ: Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ
Bí quyết đạt điểm cao kỹ năng nói khi thi chứng chỉ DELF tất cả các trình độ là gì? Cùng JPF khám phá ngay tại bài viết này!
Đọc tiếpBạn đang tìm hiểu về du lịch Pháp. Thời điểm nào đi Pháp sẽ đẹp nhất Cùng JPF tìm hiểu du lịch Pháp mùa thu và mùa đông có gì thú vị nhé!
Đọc tiếpMở đơn nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng du học Pháp France Excellence năm học 2025 - 2026 từ ngày 8/11/2024 - 10/01/2025
Đọc tiếpChơi games cũng là một cách giúp nâng cao trình độ tiếng Pháp nhanh chóng. Dưới đây là 5 trò chơi tiếng Pháp thú vị cho bạn vừa chơi vừa học.
Đọc tiếpPháp dần trở thành lựa chọn hấp dẫn để du học MBA giá rẻ và hiệu quả nhờ chi phí tiết kiệm, tính thực tiễn và thời gian học đa dạng.
Đọc tiếpDu học Pháp ngành điện ảnh luôn được nhiều du học sinh lựa chọn. Cùng JPF tìm hiểu 8 trường đại học đào tạo điện ảnh tại Pháp.
Đọc tiếp